S&SKnightsbridge tự hào là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm từ 14 thương hiệu đồng hồ, trang sức và phụ kiện cao cấp tại Việt Nam.
S&SKnightsbridge Sofitel Metropole, số 15 Ngô Quyền, Hà Nội
Giờ mở cửa từ 10:00 am - 07.00pm từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
Tel: (+84) 243 715 1279
Hotline 24h: 02423234567
S&SKnightsbridge Hồ Chí Minh : P1101, tầng 11 tòa nhà Bitexco số 2 Hải Triều, Q1, TPHCM
Giờ mở cửa từ 9.00 am - 6.00pm từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Tel : (+84) 283 821 6848
S&SKNIGHTSBRIDGE HÀ NỘI
Sofitel Metropole Hotel
Số 15 Ngô Quyền, Hà Nội
Giờ mở cửa từ 10.00am-7.00pm từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
Tel : (+84) 243 715 1279
S&SKNIGHTSBRIDGE HỒ CHÍ MINH
P1101, tầng 11 tòa nhà Bitexco số 2 Hải Triều, Q1, TP.HCM
Giờ mở cửa từ 9.00am-6.00pm từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Tel : (+84) 283 821 6848
S&SKNIGHTSBRIDGE HÀ NỘI
Sofitel Metropole Hotel
Số 15 Ngô Quyền, Hà Nội
Giờ mở cửa từ 10.00am-7.00pm từ Thứ Hai đến Chủ Nhật
Tel : (+84) 243 715 1279
S&SKNIGHTSBRIDGE HỒ CHÍ MINH
P1101, tầng 11 tòa nhà Bitexco số 2 Hải Triều, Q1, TP.HCM
Giờ mở cửa từ 9.00am-6.00pm từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Tel : (+84) 283 821 6848
Jun
30
2017
Jean-Claude Biver sinh ra tại Luxembourg và chuyển đến Thuỵ Sĩ cùng gia đình lúc 10 tuổi. Sự nghiệp của ông bắt đầu ở Audemars Piguet, sau đó ông mua lại Blancpain cùng với người bạn thân Jacques Piguet. Ông được biết đến với hai điều – vực dậy ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ sau cơn hoành hành của đồng hồ quarzt và Hublot, đưa thương hiệu này từ doanh số 20 triệu năm 2004 lên cấp độ 260 triệu như ngày nay. Ba thập kỉ trong sự nghiệp của Biver gắn liền với Blancpain, Omega, Hublot và vẫn còn đang tiếp diễn với Zenith và Tag Heuer. Ông cũng được ca ngợi là bậc thầy của tài trợ, từ FIFA cho đến F1, Biver tâm niệm luôn phải là người đi đầu, là độc nhất và tạo ra sự khác biệt.
>> Hublot - Nơi tụ hội những bộ óc vĩ đại
>> Hublot yêu bóng đá và các sao làng bóng đá cũng yêu Hublot
Ngài Jean-Claude Biver - chủ tịch Hublot.
Ngài Biver và thú vui sưu tầm đồng hồ
PV: Ngài Biver, chiếc đồng hồ đầu tiên của ngài là chiếc nào?
J-C Biver: Khi tôi 8 tuổi, ông nội cho tôi chiếc Omega Constellation nhân dịp lễ Hiệp thông đầu tiên của tôi ở Nhà thờ. Tôi đánh mất nó lúc đi trượt tuyết. Mẹ tôi đã dặn là không được đeo đồng hồ khi trượt tuyết nhưng tôi không nghe và cuối cùng mất thật. Tôi đã rất là buồn. Năm 1958 tôi đấu giá được một chiếc tương tự nhưng đó không phải là chiếc của tôi, không có tên tôi ở mặt sau.
PV: Theo ngài vì sao đồng hồ lại có thể gây cảm xúc lưu luyến như vậy cho người đeo?
J-C Biver: Khi cha tôi mất, ông để lại cho tôi chiếc đồng hồ và nói: “đây là chiếc đồng hồ mà mẹ con tặng ta, ta để lại cho con.” Những cảm xúc ấy mãi gắn liền với chiếc đồng hồ, trở thành vẻ đẹp rất gần gũi với trái tim tôi. Nếu ai đó tặng bạn 1 đôi giầy họ đã đi, điều đó cũng đáng trân trọng nhưng rất khó để đi một đôi giầy của người khác. Tuy nhiên, bạn lại có thể đeo chiếc đồng hồ của cha mình, nó mang tính kỉ vật, tính biểu tượng, chứa đựng những mong mỏi tốt đẹp nhất mà người thân truyền sang cổ tay nhau.
PV: Người ta băn khoăn là Jean-Claude Biver thì sẽ đeo chiếc Hublot nào?
J-C Biver: Tôi luôn đeo chiếc Big Bang All Black phiên bản giới hạn 6 chiếc, ra đời năm 2006. Nó có Tourbillon, chronograph và tất là đều màu đen. Tôi đeo nó đi chơi Golf, đạp xe đạp hoặc tiệc cocktail. Đó là chiêc đồng hồ có nhiều triết lý và hình như nó đã mang lại cho tôi rất nhiều may mắn.
Ngài Biver cùng chiếc đồng hồ Big Bang All Black yêu thích.
Triết lý của ngài Biver trong công việc
PV: Trong suốt sự nghiệp của ông, có bao giờ ông gặp thất bại chưa?
J-C Biver: Tôi cũng có những thất bại chứ. Có những lần ra mắt sản phẩm nhưng không thành công hoặc chưa thành công như tôi kì vọng.
PV: Và ông đối mặt với những thất bại đó như thế nào?
J-C Biver: Tôi học được rằng phát triển 1 sản phẩm thành công không dễ. Cuối cùng thì khách hàng là thượng đế và kể cả nếu bạn có đinh ninh rằng chiếc đồng hồ này đã rất hoàn hảo rồi, thậm chí mọi người trong team đều nghĩ vậy cũng chưa chắc đã chính xác đâu. Tôi luôn phải nghi ngờ một chút.
PV: Có nghĩa là đôi khi đa nghi một chút thì tốt hơn phải không thưa ngài?
J-C Biver: Vâng, đừng giết chết sự nghi ngờ. Hãy để sự nghi ngờ đánh thức giác quan của bạn. Đừng chủ quan một phút nào hết.
"Đừng giết chết sự nghi ngờ. Hãy để sự nghi ngờ đánh thức giác quan của bạn. Đừng chủ quan một phút nào hết".
PV: Động lực nào để ông quyết định mua Blancpain năm 1982?
J-C Biver: Tôi biết là Blancpain là nhà làm đồng hồ lâu đời nhất trong làng đồng hồ Thuỵ Sĩ, nhưng thời điểm đó Blancpain đã im lìm không hoạt động gì từ năm 1959. Đến năm 1982 thì không còn dấu vết gì của Blancpain nữa. Thậm chí cả cái tên Blancpain cũng bị lãng quên vì 22 năm đã là mất 1-2 thế hệ rồi. Tôi thì nghĩ rằng đây là cơ hội vì mình có thể mua được giá tốt, không bị vướng bận hợp đồng, thợ thuyền gì cả. Chúng tôi biết rằng mình sẽ quay lại hướng làm đồng hồ truyền thống và có một thương hiệu lâu đời thì quá hợp lý. Và thế là Blancpain được tái khỏi động từ lịch sử và làm ra những chiếc đồng hồ cơ truyền thống nhất trong khi nhà nhà người người làm đồng hồ điện tử.
PV: Điều đó trái ngược thế nào với thế giới đồng hồ ngày nay?
J-C Biver: Hồi đó làm như vậy thì dễ vì không có nhiều tập đoàn lớn. Tập đoàn Swatch lúc đó chỉ có Omega, chưa có Breguet, Blancpain hay Glashutte. Richemont chưa ra đời. JLC độc lập. IWC và Piaget cũng vậy. Thời đó, cạnh tranh trong thị trường toàn những công ty nhỏ dễ dàng hơn nhiều. Khi mọi người làm đồng hồ chạy pin thì chúng tôi tuyên bố rằng từ năm 1735 Blancpain chưa bao giờ làm đồng hồ pin và sẽ không bao giờ làm. Phản ứng của mọi người là cái gì cơ? Blancpain bảo sẽ không bao giờ làm đồng hồ quarzt á? Thế là chúng tôi nhận được nhiều sự chú ý dù ngân sách thì có hạn.
Giai đoạn đó, các hãng đồng hồ tập trung và làm các thiết kế mới nhưng kiểu truyền thống nhất thì phải là đồng hồ tròn, cổ điển và dây da. Đột ngột, Blancpain xuất hiện và khôi phục lại đúng điều đó, thêm cả moonphase với các chi tiết vàng và xanh royal. Ngay lập tức chúng tôi có một khởi đầu trơn tru. Vốn thì ít, nhưng lại nổi bật và chỉ có 1 sản phẩm duy nhất. Trong năm đầu chúng tôi bán được khoảng 170 chiếc, sau đó là 300 rồi 1000, 5000 rồi 6000, cứ thế trong 10 năm.
Tất nhiên với Hublot thì mọi thứ khó khăn hơn, ít nhất hơn 10 lần trước đó vì đã có các tập đoàn lớn trên thị trường, và lúc tôi tiếp quản thì thiết kế của Hublot hơi bị chậm tiến. 96% đồng hồ của Hublot khi đó là máy quartz, mà lúc này thì chẳng ai muốn mua đồng hồ xa xỉ chạy quartz nữa. So với Blancpain khi tôi nhận về thì Hublot thảm hơn rất nhiều.
Dù khi tiếp nhận Hublot tại thời điểm thương hiệu đang khá chậm tiến, Biver vẫn biến thương hiệu trở thành "thương hiệu đồng hồ phát triển nhanh nhất thế kỉ 21" và được tập đoàn LVMH mua lại với giá gấp nhiều lần doanh thu lúc đó.
PV: Ngài Biver, tại sao ngài lại quyết định quay lại với 1 nhãn còn đang khởi nghiệp là Hublot?
J-C Biver: Tôi cảm thấy rất là hào hứng để có thể phát triển 1 thương hiệu mới hay 1 sản phẩm, bởi tôi thuộc tuýp người phải làm ra thứ gì đó chứ không phải quản lý thứ gì đó. Tôi thiên về phục hưng và chinh phạt hơn, tôi cảm thấy như thế vui hơn.
PV: Vậy theo ông đâu là điểm mấu chốt để Hublot trở thành được như ngày nay?
J-C Biver: Điểm cứu vãn cho hãng đồng hồ Hublot chính là Big Bang. Tôi đã làm việc với các nhà thiết kế rằng, “Các anh biết không, Hublot vẫn trông y xì như hồi 1980. Anh hãy thử lấy chiếc Porsche 911 năm 1980 và so với Porsche của ngày nay xem, nó vẫn có dáng vóc như vậy nhưng sự cải tiến thì vượt bậc. Các anh có thể làm điều tương tự cho Hublot 1980 được không?” Và họ bắt tay vào làm, rồi cho ra đời Big Bang. Tôi chỉ có thể thốt lên “Thật tuyệt vời, đấy thật là BIG BANG (một cú nổ lớn)” và thế là chúng tôi chọn cái tên đó cho bộ sưu tập này, khá dễ gọi và dễ nhớ. Chúng tôi cũng thấy là Hublot cần 1 thông điệp rõ ràng. Hãy làm cái gì mà chưa ai từng làm. Chúng ta đã từng mix vàng và cao su, hai thứ này thực ra một cái trên mặt đất, một cái dưới lòng đất, chúng ta đã kết nối chúng vào trong cùng 1 sản phẩm. À vậy thì hãy gọi đó là "Art of Fusion”. Và thế là từ đó trở đi với bất kì thứ gì chúng tôi làm, chúng tôi đểu tuân theo concept fusion, cả Ceramic đen trên bezel, vàng đỏ và cao su.
Jean-Claude Biver, triết lí Art of Fusion và "đứa con" Big Bang.
PV: Nhiều người nói thiết kế của Hublot giống với Ademars Piguet Royal Oak. Theo ông thì sao?
J-C Biver: Thứ nhất là bạn có thể xem lại thiết kế của Hublot từ năm 1980, do Carlo Crocco làm ra. Ông ấy theo đuổi hình tượng chiếc “porthole” và đặt tên nó là Hublot, chính là Porthole trong tiếng Pháp. Sau đó là cảm hứng fusion với dây cao su đầu tiên trong lịch sử. Sau này từ Breguet đến Swatch Group đều làm dây cao su theo ông ấy, nhiều nhiều thương hiệu khác nữa. Khi chúng tôi ra Big Bang, nó vẫn ở trên cơ sở của Hublot 1980 mà thôi.
Sự "tiến hóa" của Hublot từ năm 1980 cho đến chiếc Big Bang ra đời năm 2005.
Nếu ông Crocco tiếp tục phát triển Hublot từ năm 1980 lên năm 2004, nó cũng sẽ trông như bây giờ. Mọi DNA vẫn còn nguyen đó, khái niệm fusion các vật liệu còn cách dựng vỏ đồng hồ kiểu sandwich, kích thước 44.5 được phát triển thêm lên cho hợp với ngày nay. Các vật liệu như Titanium, Ceramic, Carbon, Magnesium... đều là những vật liệu trong du thuyền hoặc xe đua, chúng tôi nghĩ rằng chẳng có lý gì phải bảo thủ với chỉ vàng và sắt. Thê hệ chơi đồng hồ trẻ sẽ có nhiều ý tưởng và tầm nhìn khác nữa, và có nhiều nhãn cổ điển rồi, vì vậy tương lai là hướng đi phù hợp cho Hublot.
Chiếc Hublot Big Bang đầu tiên - mẫu Rose Gold Ceramic ngay khi vừa ra mắt đã được nhận giải thưởng "Best Design" tại Grand Prix d\'Horlogerie de Genève danh tiếng năm 2005
PV: Vậy ông đã đưa Hublot tiến về tương lai bằng cách nào?
Jean-Claude Biver: Chúng tôi mở rộng nhà máy để sản xuất động cơ khép kín, để biến từ 1 xưởng 400 mét vuông thành 2 nhà máy sản xuất lớn như vậy, mọi thứ cần thời gian. Vừa phải đi nhanh, đi đúng, và chắc. Không chỉ tự sản xuất khép kín cỗ máy, từ con ốc, bánh đà, kim loại đều do chúng tôi tự nghiên cứu sản xuất. Thật chí chúng tôi có cả xưởng Metallurgy để chuyên làm alloys, không cần phải mua hay phụ thuộc vào thị trường bên ngoài nữa.
Một trong 2 nhà máy sản xuất và nghiên cứu của Hublot.
Điều đó có nghĩa là Hublot ngày càng độc lập hơn về khả năng sáng tạo và đổi mới. Nếu phải nhập linh kiện hoặc bộ máy từ các nhà cung cấp, kể cả có yêu cầu mức chất lượng cao nhất, kể đặt thửa riêng, cũng vẫn là mua lại thứ mà đơn vị khác sáng chế ra. Nếu tự làm, tự phát triển, nghiên cứu trong nhà máy riêng thì bạn có thể làm mọi thứ kể cả điều điên rồ nhất. Chúng tôi hiểu rằng sáng tạo và cải tiến chính là tương lai. Nếu Hublot không thể sáng tạo chúng tôi sẽ không có tương lai.
Ngài Jean-Claude Biver tại buổi lễ khánh thành nhà máy mới với CEO Ricardo Guadalupe và các đại sứ thương hiệu như vua bóng đá Pelé và nhà thiết kế người Ý Lapo Elkann.
PV: Khi ông nghe người ta chê bai thương hiệu mình dẫn dắt ông cảm thấy như thế nào?
Jean-Claude Biver: Nếu họ chê bai hoặc phê bình sai, tôi sẽ cảm thấy không vui. Hublot là một phần của tôi, rất gần gũi. Tôi sẽ bảo vệ Hublot của tôi như thể chính tôi bị đâm vậy đó. Còn nếu đó là lời góp ý tuy khó nghe nhưng lại đúng thì tôi sẽ cảm thấy biết ơn. Phê bình là rất quan trọng, bạn phải cố đón lấy phê bình mà nghe xem họ đang góp ý điều gì. Nếu bạn cứ khăng khăng gạt đi ý kiến của người khác điều đó rất nguy hiểm. Phải mở lòng với mọi sự phê bình và đừng tự ái.
PV: Cũng có nhiều người cho rằng giá của Hublot khá cao, ông đã thuyết phục họ bằng cách nào?
Jean-Claude Biver: Tôi không thuyết phục, tôi công nhận với họ rằng đó là ý kiến của họ. Nếu ai đó đã nghĩ rằng giá tiền này là quá đắt, làm sao bạn bắt người ta nghĩ khác đi được. Bạn không thể có 1 chiếc đồng hồ làm hài lòng tất cả mọi người, đáp ứng mọi nhu cầu về giá được. Làm ngành này 37 năm tôi biết rất nhiều thương hiệu và cách tính giá của họ. Chẳng có bức màn bí ẩn nào ở đây cả và thậm chí bạn cố gắng tính toán hợp lý nhất vẫn có người chê đắt mà thôi. Và cũng luôn có các loại đồng hồ khác giá chỉ một nửa. Tất cả là lựa chọn và quyết định của khách hàng.
PV: Có thương hiệu nào ngoài Hublot ra mà ông muốn được dẫn dắt không?
Jean-Claude Biver: Ai lại không từng có trong mơ 1 lần được dẫn dắt Breguet hay Patek chứ? Nhưng Hublot nằm trong máu tôi, trong phổi tôi, trong trái tim tôi. Tôi chỉ mong là nuôi lớn Hublot được sống tốt và thành công.
"Hublot nằm trong máu tôi, trong phổi tôi, trong trái tim tôi".
Cuộc sống của Jean-Claude Biver
PV: Ngài Biver, ngoài đồng hồ ra ông còn quan tâm đến những thú chơi nào khác nữa không?
Jean-Claude Biver: Tôi chơi bóng rổ, bóng đá, trượt tuyết, bơi thuyền, golf, tôi luôn chơi một môn thể thao nào đó, kể cả tennis. Tôi nghĩ thông qua thể thao người ta học được rất nhiều thứ. Nó dạy ta phải biết thê nào là thua cuộc, làm thế nào để hồi phục sau mỗi trận thua. Cũng dạy ta nhìn lại những trận thắng, điều gì đã giúp ta chiến thắng hôm đó, chiến thắng này đã tốt hơn chiến thắng trước của ta hay chưa? Bạn thấy không, ta học được nhiều thứ quá.
Bơi thuyền là một trong những thú vui của Biver. Ông thường dành cuối tuần bên gia đình trên chiếc thuyền Tourbillon II của mình bên bờ hồ Geneva.
PV: Người ta nói rằng ngài Jean-Claude chỉ ngủ có 3-4 tiếng mỗi ngày thôi đúng không thưa ông?
Jean-Claude Biver: Vâng đúng là như vậy đó, thỉnh thoảng ngủ cũng cần thiết nhưng mà tôi thích làm việc, tỉnh táo, tôi ước gì 1 ngày nào đó có loại thuốc nào giúp người ta chẳng cần phải ngủ nữa mà vẫn sống được. Thế thì không còn gì bằng, bạn sẽ có tất cả 24h để làm việc, và lúc ấy con người đã tìm ra được cách sống cả 100 năm còn gì.
PV: Khoảng thời gian nào quan trọng nhất trong ngày của ông?
Jean-Claude Biver: Ồ cái này thì tuỳ từng ngày khác nhau. Hầu hết cứ 7:30 tối thì tôi về nhà ăn cơm mới gia đình. Tôi uống nửa chai Bordeaux với vợ. Những khoảnh khắc gia đình đó thật là tuyệt vời, tràn đầy tình yêu và nạp cho tôi năng lượng mới.
Jean-Claude Biver và CEO Hublot - Ricardo Guadalupe, người đã sát cánh cùng ông từ những ngày ở Blancpain.
PV: Ngài có ai là bạn trong thế giới đồng hồ này không? Người thực sự tin tưởng, cổ vũ và giúp đỡ hết lòng chẳng hạn.
Jean-Claude Biver: Tôi có những cộng sự, những người đã sát cánh bên tôi từ năm 79, 86 và 89, thậm chí giám đốc marketing của tôi đã làm việc với tôi từ năm 93. Có người bên tôi 32 năm, người 20 năm, tôi không coi họ là cấp dưới nữa mà là những người bạn thực sự. Tôi dựa vào họ và họ cho tôi sức trẻ, sự đồng cam cộng khổ. Đúng là tôi không có nhiều bạn bè. Cũng có một vài nhà sưu tầm Patek tôi thường xuyên trò chuyện, nhưng để mà nói đến giúp đỡ thì chỉ có team cộng sự của tôi.
PV: Nếu không làm ngành đồng hồ thì ông sẽ làm ngành gì?
Jean-Claude Biver: Tôi sẽ làm phomát.
PV: Không phải rượu vang ư thưa ông?
Jean-Claude Biver: Rượu thì tôi sẽ uống.
PV: Thế còn trang trại rượu mà ông đã mua?
Jean-Claude Biver: Đấy là để dành cho các con tôi uống sau này.
PV: Vậy ai là người quan trọng nhất cuộc đời ông?
Jean-Claude Biver: Là vợ tôi.
“Bí quyết của tôi là làm việc gì là làm ngay. Đừng chờ đợi. Tôi không bao giờ chờ đợi.”
Jean- Claude BIver - " Đừng bao giờ ngừng tìm hiểu về tương lai"
PV: Được coi là người từng vực dậy ngành đồng hồ Thuỵ Sĩ, ông nghĩ như thế nào về làn sóng mạng xã hội?
Jean-Claude Biver: Không thể chối cãi nữa, mạng xã hội quá quan trọng. Đó là tương lai và cũng đang diễn ra trong hiện tại luôn rồi. Không nên sợ hay trốn tránh mà hãy đầu tư vào đó. Còn hiệu quả hơn cả cách làm truyền thống. Tôi sẵn sang bỏ toàn bộ budget vào mạng xã hội. Tất nhiên tôi cũng bị phản đối, nhưng nếu đặt ở cương vị những người mới khởi nghiệp tôi nghĩ không có mạng xã hội thì không làm được.
PV: Ông nghĩ khó khăn nào đang chờ ngành đồng hồ và thế hệ hậu duệ của ông trong tương lai?
Jean-Claude Biver: Ngành đồng hồ gặp khó khăn để hiểu những người chơi đồng hồ ở thế hệ tiếp theo. Vấn đề là thế hệ cũ thì cứ nghĩ rằng họ hiểu hết nhưng lại bảo thủ và không chịu học. Chỉ nghĩ rằng mình mới là tiêu chuẩn. Phải liên tục quan sát, liên tục lắng nghe và liên tục học. Nếu bạn không hiểu tại sao thế hệ trẻ lại nghe thứ nhạc ấy, mặc quần áo như vậy, đi đôi giày Yeezy thì bạn đã thất bại rồi. Tôi đi mua sắm ở đến London và Tokyo với con trai tôi, đứa út nó mới 16 tuổi. Nó đưa tôi đến Supreme, Palace, Off-White, cả xưởng xăm mình của Maxime Buchi và tôi đã làm một phiên bản giới hạn với anh ấy, chiếc Sang Bleu. Con trai tôi cũng giới thiệu tôi với Cara Delevingne, đại diện của Tag Heuer bây giờ. Sống cùng suy nghĩ với con trai tôi giúp tôi không chỉ là một ông già lỗi thời.
Hublot Big Bang Sang Bleu - sản phẩm kết hợp giữa Hublot và nghệ sĩ xăm Maxime Buchi.
PV: Ông có nghĩ rằng thế hệ sau sẽ không chi tiền vào đồ xa xỉ nữa không?
Jean-Claude Biver: Không phải vậy đâu, giới trẻ rất thích đồ xa xỉ thì đúng hơn. Họ xếp hàng để mua Yeezy và nếu không mua được họ sẵn sàng săn chúng với giá cả 1000$ qua các dealer. Lúc đầu tôi thấy thế thật là điên rồ. Thời của tôi chẳng ai dám mua đôi giầy thể thao 1000$ cả. Rõ ràng là giới trẻ họ thích hàng xa xỉ thậm chí còn rất hiểu biết và rất sành điệu là đằng khác.
PV: Theo ông yếu tố nào dẫn đến thành công của một thương hiệu đồng hồ? Thiết kế tốt, động cơ tốt hay là marketing tốt?
Jean-Claude Biver: Thật tiếc là phải tất cả những yếu tố đó mới được bạn ạ. Ngày nay không thể gây dựng một thành công bền vững nếu không giỏi cả ba yếu tố đó. Sản phẩm, chất lượng, kênh phân phối, marketing, tất cả đều phải hoà hợp, và hoàn hảo.
PV: Ông có nhận định như thế nào về các tập đoàn lớn và các thương hiệu độc lập trong tương lai?
Jean-Claude Biver: Các tập đoàn sẽ ngày 1 mạnh hơn. Tuy nhiên các thương hiệu cá nhân cũng vẫn sẽ tìm được cách sống nếu họ biết đánh vào phân khúc ngách, đối tượng chọn lọc, rõ ràng và khác biệt với các tập đoàn. Nếu thành công, thực sự là tương lai rất sáng lạn, hoặc có thể được mua lại. Rồi từ đó họ lại càng có khả năng sản xuất ra những thiết kế thực sự khác biệt và độc đáo, phục vụ số khách hàng rất riêng biệt.
Hublot Classic Fusion Berluti - một mẫu đồng hồ kết hợp với Berluti, thương hiệu giày bespoke dành cho nam hàng đầu thế giới.
Di sản của Jean – Claude Biver
PV: Ngài muốn sau này mọi người nhớ đến mình như thế nào?
Jean-Claude Biver: Tôi muốn người ta nhắc đến tôi là một đội trưởng đã tạo ra nhiều đội mạnh trong những thương hiệu mà tôi từng đi qua. Vào ngày tôi không thể làm việc được nữa, tôi sẽ mãn nguyện nếu có 5 người cộng sự của tôi làm CEOs của 5 nhãn và họ nói rằng “tôi đã từng gắn bó với JC Biver 15 năm, 20 năm”, đó là những gì tôi muốn để lại và hi vọng nó sẽ tồn tại lâu dài sau khi tôi qua đời.
PV: Các con của ngài có theo ngành này không?
Jean-Claude Biver: Có chứ. Một đứa đang làm việc ở Zenith, Tag Và Hublot Trung Quốc, HongKong và Đài Loan. Một đứa nữa đang làm ở phần phát triển sản phẩm cho Tag Heuer, một đứa trẻ hơn thì đang giúp tôi làm việc với Jay-Z, Cara Delevingne và cả Virgil Abloh của Off-White nữa.
PV: Ông có chủ động định hướng các con vào ngành này không?
Jean-Claude Biver: Mọi thứ chỉ diễn ra thuận theo lẽ tự nhiên. Giống như là bạn là một bác sĩ thì thường không muốn phẫu thuật cho chính con trai mình. Vì lúc đó mình bị phân tâm,tốt hơn hết là để bác sĩ khác mổ cho thằng bé. Tôi là kiểu người như vậy.Cộng sự của tôi đề nghị là tại sao không đưa con trai tôi vào làm việc, tôi nói rằng anh làm gì cũng được nhưng đừng hỏi ý kiến tôi. Tôi không muốn tham gia vào việc đó. Dù sao thì thằng bé cũng vẫn phải quản lý thật tốt như bất kì ai ở vị trí đó. Nếu như chọn một ai đó vào vị trí nào đó mà chỉ vì ý thích, vì là người thân người nhà thì sẽ không thể thành công được.
PV: Tôi nghĩ rằng là sẽ rất khó để mà thành công hơn cái bóng của người cha huyền thoại đúng không?
Jean-Claude Biver: Tôi cũng chỉ có thể dừng ở mức hi vọng mà thôi. Và cố gắng dậy dỗ, định hướng và không gây quá nhiều áp lực. Cũng không bao bọc nó dưới cái bóng của tôi.
Nếu nó muốn trở thành một bác sĩ hay kĩ sư, nó vẫn giỏi hơn tôi vì tôi chả biết gì về bác sĩ hay kĩ sư cả. Nếu nó muốn làm trong ngành đồng hồ này, tất nhiên là tôi hơn nó ít nhất 37 năm, tất nhiên ở lúc này tôi đang giỏi hơn nó. Phải đợi 37 năm nữa khi nó có nhiều trải nghiệm hơn thì mới có thể đánh giá được.
Theo dõi Fanpage Hublot Việt Nam: https://www.facebook.com/hublotvietnam/ hoặc từ khoá #hublotvietnamcomingsoon để đón nhận những tin tức mới nhất về các hoạt động chính hãng trong thời gian tới.
HUBLOT (VIETNAM)
Tel: (+84) 243 715 1279