Tin tức
Tin tức
The Minute Repeater – Tiếng chuông ngân vượt thời gian
05/08/2020
Tại sao ngày nay, một chiếc đồng hồ điểm chuông có lẽ không còn quá cần thiết trong thế giới hiện đại, nhưng trong tim của những người đam mê đồng hồ thì tiếng chuông này lại vẫn ngân vang rất rõ ràng và chân thực? Bạn hãy thử ngồi xuống và hình dung một cảnh tượng: vào giữa tiết trời mùa đông lạnh giá, bầu trời xám xịt chuyển dần sang tối đen, không khí càng lúc càng ảm đạm, đặc biệt khi màn đêm bao chùm. Bạn muốn biết bây giờ là mấy giờ nhưng lại không thể bật đèn vì đây đang là giữa thế kỷ 18 và ngọn nến le lói là thứ ánh sáng duy nhất để có thể xem giờ. Bạn sẽ làm gì? Tất nhiên, bạn sẽ xem giờ bằng đồng hồ điểm chuông của mình. Kéo cần gạt, lắng nghe tiếng chuông ngân. Bây giờ, bạn đã có thể xác định chính xác là mấy giờ. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại không hề như vậy.Được phát triển ở Anh trong thế kỷ 17 và 18, đồng hồ điểm chuông là một cỗ máy cơ học chỉ thời gian với kim đồng hồ truyền thống nhưng lại gõ giờ giống như một chiếc đồng hồ tủ (grandfather clock), tất nhiên là có sự khác biệt. Đồng hồ điểm chuông không tự động kêu vang đều đặn trong những khoảng thời gian mà được kích hoạt theo yêu cầu. >> Điểm sáng mùa dịch: Jaquet Droz Grande Seconde lộ cơ phiên bản Ceramic Plasma >> Loving Butterfly Automation Chinchilla Red – Chất thơ trong nghệ thuật cơ học của Jaquet Droz
Được phát minh bởi Reverend Edward Barlow vào cuối những năm 1600, đây là một phát minh phức tạp và đắt giá mà không hề được đưa vào những chiếc đồng hồ bỏ túi cho đến tận cuối thế kỷ này. Nghệ nhân chế tác đồng hồ nổi tiếng người Anh Daniel Quare đã nhận bằng sáng chế đầu tiên cho phát kiến điểm chuông trong một chiếc đồng hồ bỏ túi, một phiên bản rút gọn của hệ thống chuông, búa và cấu trúc gõ. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những chiếc đồng hồ bỏ túi này vẫn còn rất to, và một bộ máy điểm chuông góigọn trong một chiếc đồng hồ đeo tay chưa thể nào xuất hiện mãi cho đến năm 1892, thuộc về chế tác của Louis Brandt.

Một chiếc đồng hồ điểm chuông điển hình

Đồng hồ điểm chuông ra đời với nhiều biến thể và ngày một phức tạp hơn. Được giới thiệu lần đầu tiên và với thiết kế đơn giản nhất vẫn là chức năng điểm chuông giờ ngay khi kích hoạt. Rồi đến điểm chuông theo chu kỳ 1/4 giờ, tiếp theo đó là điểm chuông 5 phút một. Cơ chế này phát triển các âm thanh khác nhau: âm trầm báo giờ, âm trầm và cao báo quãng 1/4 giờ và âm cao báo phút.. Mỗi một cỗ máy điểm chuông có bốn tiêu chí để kiểm soát chất lượng âm thanh. Đầu tiên là cường độ âm thanh phải dễ nghe. Nhịp điệu là tiêu chí thứ hai, khoảng thời gian giữa những nhịp gõ phải rất đều đặn và cực kỳ chính xác. Thứ ba là các âm trầm và cao không nên đối trọi mà phải hài hoà với nhau tạo nên một dải âm thanh mượt mà. Thứ tư là độ ngân vang của âm thanh, mỗi âm nên vang kéo dài như để lại chút “vương vấn” nhưng kết thúc trước khi nốt tiếp theo bắt đầu. Mỗi tác phẩm như ẩn chứa những “tính cách” rất đặc chưng mà mỗi tín đồ lại có thể gọi tên chúng theo những cảm nhận khác nhau. Đó có thể là một “con người” vui tươi hay ngọt ngào như tiếng đàn violin, thậm chí sâu sắc như một bản giao hưởng đến nhanh nhẹn như những những ngón tay lướt trên phím piano hoặc êm dịu như những bản acoustic chơi cùng guitar. Một chiếc đồng hồ điểm chuông theo phút được xem là ấn tượng nhất trong những loại điểm chuông. Điểm chuông phút đi kèm cơ chế gõ báo giờ hoặc 1/4 giờ được gọi là grande sonnerie.

Một cái bánh đà (flywheel – thiết bị quay được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay, giúp bộ máy hoạt động ngay cả khi nguồn năng lượng ngắt quãng) hoạt động nhờ lực ly tâm để điều chỉnh tốc độ hoạt động của bộ điểm chuông, giống như bánh xe cân bằng điều chỉnh thời gian của bộ máy đồng hồ cơ.

Có một lý do mà đồng hồ điểm chuông phải mất hai đến ba trăm để lắp ráp: chỉ riêng cơ chế gõ thôi đã có đến hơn cả trăm bộ phận cấu thành. Ban đầu, đồng hồ điểm chuông lấy năng lượng từ bộ cót của đồng hồ, nhưng do nhu cầu sử dụng năng lượng dẫn đến việc bổ sung thêm bộ cót riêng bằng một cần gạt, bộ truyền động gắn trên vỏ đồng hồ. Khi nhấn cần gạt, đồng hồ truyền tín hiệu về thời gian tới cơ chế gõ. Cơ chế gõ sau đó truyền năng lượng lên búa và đập vào vòng chuông đĩa (wire gongs) tạo ra âm thanh. Búa và vòng chuông (wire gongs), cơ chế lò xo được giới thiệu bởi Abraham-Louis Breguet – cha đẻ của tourbillon, chính là những yếu tố chính góp phần biến những cỗ máy thời gian thành những công cụ gõ nhạc khí, một tác phẩm nghệ thuật thực thụ trong thế giới chế tác đồng hồ cao cấp.

Bản thân vòng chuông (gongs) được làm bằng dây thép dày dặn, được điều chỉnh để tạo ra âm sắc và âm lượng cần thiết

Hầu hết cơ chế điểm chuông được trang bị hai búa và vòng chuông làm từ thép cứng. Vòng chuông như một bộ khuếch đại âm thanh sẽ được quấn quanh chu vi của bộ vỏ và bảo đảm cho chuyển động của đồng hồ. Kiến thức từ những nghệ nhân bậc thầy truyền lại rằng vỏ vàng hồng có khả năng khuếch đại âm thanh tốt nhất. Mặc dù, đến thế kỷ 20, các kỹ thuật sản xuất hiện đại đã đạt được những tần số âm thanh ấn tượng không kém với các nguyên liệu từ vàng trắng, vàng vàng và bạch kim.

Một cái bánh răng kích hoạt những chiếc búa gõ vào vòng chuông, mỗi răng tương ứng với một lần gõ riêng biệt. Bánh cam xoay sẽ quyết định kích hoạt bánh răng này bao nhiều lần.

Được phát triển qua hàng thế kỷ, khối lượng kiến thức về kỹ thuật và toán học đúc kết trong thiết kế điểm chuông rất đáng kinh ngạc. Đó là lý do vì sao những chiếc đồng hồ điểm chuông được coi là di sản vượt thời gian, là vua trong các cơ chế phức tạp và tồn tại như một thách thức luôn thôi thúc các nhà chế tác đồng hồ không ngừng nghiên cứu để chinh phục cũng như vượt qua giới hạn sáng tạo của chính mình. Nếu nhắc đến những cỗ máy điểm chuông, mọi tín đồ của nghệ thuật chế tác đồng hồ tinh hoa chắc hẳn không còn xa lạ với The Bird Repeater, một trong những cái tên nổi bật toả ra từ sự tinh xảo và sức sáng tạo của thương hiệu 300 năm tuổi Jaquet Droz. Từ khi khởi nghiệp, tiếng thánh thót của những chú chim xanh vùng Jura Thuỵ Sĩ đã luôn là niềm cảm hứng của ngài Jaquet-Droz. Vốn sở hữu tính năng được xếp vào hàng siêu phức tạp của đồng hồ cao cấp, Jaquet Droz The Bird Repeater là một chiếc đồng hồ điểm chuông tích hợp cùng cỗ máy cơ học tổ chim với những chuyển cảnh sống động, tái hiện thời vàng son của thương hiệu ở thế kỉ 18. Hai con chim Blue Tit với bộ lông xanh vàng rực rỡ đang đậu trên tổ, phía sau là thác nước “Saut du Doubs” nổi tiếng của vùng Jura, nơi ngài Jaquet Droz gắn liền suốt thời thơ ấu. Có thể nói rằng, linh hồn của The Bird Repeater đến từ tiếng chuông mô tả âm thanh tự nhiên sinh động đến kinh ngạc. Phải nói rằng, tiếng chuông từ những chiếc Minute Repeater mang lại sự hồi tưởng ký ức, như bạn đang nghe thấy âm thanh giống như ai đó đã nghe trong quá khứ. Đó thật sự là một kiểu du hành thời gian. Cho đến khi viễn tưởng trở thành hiện thực, khái niệm về du hành thời gian trở thành mối quan tâm lớn thì một cỗ máy điểm chuông là điều tuyệt vời nhất mà con người có thể làm.
Liên hệ nhà phân phối chính hãng thương hiệu Jaquet Droz tại Việt Nam: Hà Nội: Hotline: (+84) 944 46 5555 TP. Hồ Chí Minh: S&S Knightsbridge Pop-Up Store Union Square Shopping Centre – 171 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM Hotline: (+84) 283 821 6848 ___ Các tin bài liên quan:  Những tiếng tíc tắc mãnh liệt của ngành đồng hồ xa xỉ thế giới Nghệ thuật cơ học thế kỉ 21: những ý tưởng phi thường từ Jaquet Droz, MB&F và L’pee Jaquet Droz kết hợp nghệ thuật thủ công và kĩ thuật tinh hoa trong những sáng tạo mới năm 2019 Báu vật của TUDOR – bề dày lịch sử của TUDOR Chronograph Franck Muller Vanguard™ Racing Skeleton – sống để chinh phục cuộc đua đầy mạo hiểm
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer