Các thương hiệu đồng hồ tiên phong như Richard Mille, Hublot và Roger Dubuis đang tạo dựng nên những thiết kế mang hơi thở của những chiếc siêu xe như McLaren, Ferrari và Lamborghini.
>> Hublot và ‘Nghệ thuật hợp nhất’ trên trường đua F1
>> Nghệ thuật chế tác đồng hồ bậc thầy với cảm hứng từ những chiếc siêu xe
Nhà máy sản xuất của McLaren ở Tây Nam của London với những linh kiện và thiết bị đa dạng phức tạp đã biến nơi đây trông giống một con “quái vật cơ khí”. Nơi đây là một ví dụ điển hình và đầy ấn tượng về sản xuất linh kiện tổng hợp trong ngành công ngiệp ô tô. Bằng phương pháp vận dụng lực nén và nhiệt độ để kết hợp các sợi carbon fiber được sắp xếp phức tạp với vật liệu resin được chế tạo bằng công thức đặc biệt, McLaren đã làm nên bộ khuôn cho những chiếc xe của mình. MonoCell, đôi khi được gọi với biệt danh là “cái bồn”, đã được dùng để thay thế cho khung gầm truyền thống trên xe McLaren và các siêu xe khác sử dụng vật liệu tổng hợp hiện đại tiên tiến. Việc sử dụng vật liệu mới trong sản xuất khung gầm nhằm mục đích gắn kết cho cả bộ truyền động và hệ thống treo. Điều này giúp trọng lượng và độ cứng của chiếc xe được phân bố đều khi chiếc xe vào cua. Thêm vào đó, với cách mà chiếc xe được thế kế cũng giúp giảm bớt sự nguy hiểm khi xảy ra sự cố.
Hiệu suất có lẽ là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt khi đeo một chiếc đồng hồ cao cấp làm từ carbon trên tay. Chỉ vài năm trước, các nhà sản xuất đồng hồ đã tô điểm cho mặt dial cũng như một phần của bộ vỏ bằng họa tiết đặc trưng của sợi carbon. Điều này giúp mang tinh thần thể thao đậm chất xe đua, hơn nữa là việc tích hợp chức năng bấm giờ chronograph. Các nhà sản xuất đồng hồ hiếm khi công bố cách làm của họ trong việc định hình những dịch vụ cũng như xu hướng mới.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành chế tác đồng hồ đã và đang có những thay đổi theo chiều hướng mới. Carbon fiber được biết đến như là một loại vật liệu mới đầy sáng tạo với diện mạo thu hút đầy tính nghệ thuật. Lấy cảm hứng từ kỹ thuật chế tạo trong ngành công nghiệp ô tô, các hãng đồng hồ trên thế giới đang bắt đầu mô phỏng những kỹ thuật tiên tiến này trong việc chế tác từ phần vỏ cho tới bộ máy bên trong. Điều đó là minh chứng cho các bước đi vượt qua những quy chuẩn cũ của ngành chế tác đồng hồ.
Sợi Carbon là một vật loại vật liệu thú vị . Đây là loại vật liệu cực bền và rất cứng với những liên kết được kết dính bằng vật liệu tổng hợp resin, tất cả điều đó là minh chứng cho tính ưu việt của carbon fiber. Thêm vào đó các thành phần nhỏ của Carbon đều có tính chất chắc chắn như các mảnh kim loại, có độ bền cao, khó bị phân tách và rất cứng. Các kỹ sư đã bắt đầu sử dụng chất liệu carbon từ những năm 1960 và phát hiện ra những đặc điểm vượt trội của chất liệu này về độ bền, độ cứng cũng như trọng lượng khi so sánh với thép.
Trong những năm 1980, sợi Carbon đã được đưa lên những chiếc xe F1 và được dùng để sản xuất khung gầm cũng như thân xe và một số bộ phận cấu tạo khác. Thêm vào đó với việc được sản xuất một cách không quá phức tạp, Carbon càng trở thành một loại vật liệu có tính ứng dụng cao hơn kèm theo việc độ bền và độ cứng của loại vật liệu này được phân bố theo chiều dọc nên có thể dễ dàng định hướng cấu trúc của sợi carbon theo mọi độ cứng và cường độ khác nhau.
Theo trợ lý kỹ sư trưởng Adam Thomson của McLaren đã chia sẻ: “Đội ngũ Formula 1 của chúng tôi đã sáng tạo ra những bộ phận cực kì phức tạc, được liên kết với nhau bằng phương pháp thủ công. Chúng tôi đã phải dùng những vật dụng có độ tỉ mỉ cao như những chiếc dao mổ hay những dụng cụ nha khoa để đẩy những chi tiết nhỏ nhất vào góc với độ tỉ mỉ nhưng vẫn giữ được sự chính xác cũng như hoàn hảo trong các kết nối.”
Richard Mille vốn là công ty đã tự tạo nên hàng triệu sự kết hợp với công nghệ từ Formula 1, vì thế không có gì bất ngờ khi hãng là một trong những người đi tiên phong trong xu hướng này. Năm nay, Richard Mille đã công bố sự kết hợp với đối tác trong ngành công nghệ vật liệu là North Thin Ply Technology, công ty đã từ lâu cung cấp cho thương hiệu (và các công ty khác trước đây) vật liệu Carbon với số lượng lớn được sản xuất chính xác bằng máy.
Bộ chuyển động của RM 50-03 sở hữu trọng lượng vỏn vẹn 7grams nhờ sự kết hợp giữa Titanium cấp độ 5; Carbon TPT cho phần khung đỡ với các cầu nối cùng với kết cấu lộ cơ hoàn toàn của các chi tiết máy móc. Đây cũng chính là sự kết hợp để tạo nên những chiếc xe đua F1của đội McLaren.
Ông Aurèle Vuillemin, quản lý đội ngũ R&D của hãng Richard Mille nói: “Nếu chúng ta làm được vòng bezel với độ dày chỉ hơn 2 mili-mét, thì việc phải chú ý đến từng lớp carbon không còn quan trọng nữa.” “Mọi chuyện sẽ thú vị hơn khi chúng tôi làm được những bộ phận trong bộ máy đồng hồ với độ dày nhỏ hơn 2 mili-mét. Đến lúc đó thì chúng tôi mới phải chú trọng hơn đến chiều của các sợi carbon và cách sắp xếp chúng”. Các sợi Carbon, ví dụ ở chiếc RM 50-03 McLaren tourbillon, nằm cong theo những cầu nối của bộ máy bên trong mặt đồng hồ, là thành quả đạt được từ sự hợp tác với hãng xe McLaren.
Hublot được biết đến với việc sáng tạo những thiết kế lấy cảm hứng từ siêu xe, đặc biệt là mối quan hệ thân thiết của thương hiệu với tượng đài trong thế giới siêu xe – Ferrari từ năm 2012. Ham muốn mãnh liệt với những cải tiến, sáng tạo là sợi dây vô hình kết nối 2 ông lớn này, và đó cũng là tiền đề để họ tạo ra những sản phẩm hoàn toàn khác biệt, làm kinh ngạc giới mộ điệu. Năm 2017, nhân dịp kỉ niệm 70 năm thành lập Ferrari, cặp đôi này lại tiếp tục ra mắt 1 phiên bản đồng hồ độc đáo, mang tên Hublot Techframe Ferrari Tourbillon Chronograph.
Hublot Techframe Ferrari PEEK-Carbon
Khác với những mẫu đồng hồ kết hợp trước đây giữa 2 thương hiệu, Hublot Techframe Ferrari không phải do đội ngũ kĩ sư của Hublot dựng nên, mà toàn bộ bản thảo đều thuộc về bộ phận thiết kế của Ferrari, đứng đầu là Giám đốc sáng tạo Flavio Manzoni. Chính vì thế, cấu tạo của phiên bản giới hạn 70 chiếc này vô cùng nhỏ gọn, dễ đeo và thoải mái nhưng vẫn năng động như một chiếc siêu xe.
Hublot Techframe Ferrari là một ví dụ tiêu biểu giữa sự kết hợp giữa đồng hồ và siêu xe khi không chỉ được thiết kế bởi chính đội ngũ Ferrari mà còn sử dụng chất liệu PEEK-Carbon lấy cảm hứng từ siêu xe.
Hublot Techframe Ferrari với phần vỏ sử dụng chất liệu PEEK-Carbon, một sáng tạo mới trong ngành nghiên cứu vật liệu. Trong thế giới đồng hồ, vật liệu sợi Carbon đã được nghiên cứu và ứng dụng vào chế tạo vỏ đồng hồ bởi những thương hiệu hàng đầu. Không chỉ dừng lại với vật liệu sợi Carbon thông thường, Hublot thậm chí còn tìm tới những sáng tạo độc đáo và mới lạ của vật liệu này, đó là PEEK-Carbon. Với PEEK-Carbon, các sợi Carbon không được dệt lại với nhau mà được xếp theo cùng một hướng và chồng nhiều lớp với nhau trước khi được tôi cứng lại. Điều này càng làm tăng độ bền và độ chắc chắn so với vật liệu Carbon thông thường.
Roger Dubuis cũng là một thương hiệu chú trọng sử dụng Carbon trong việc sản xuất cả vỏ và bộ chuyển động, với một quan niệm về các vật liệu và cấu trúc này hoàn toàn khác. Giống như nhiều công ty hàng đầu của Geneva, từ lâu bộ chuyển động được hoàn thiện truyền thống đã mang đậm dấu ấn Geneva. Những kĩ thuật này ít nhiều không có tác dụng đối với carbon do sự pha trộn giữa sợi và nhựa, sẽ không làm bề mặt được bóng dưới những tác động thông thường. Những chiếc đồng hồ Carbon của Roger Dubuis sẽ không giảm giá trị theo thời gian, nhưng giám đốc chiến lược sản phẩm, Gregory Bruttin vẫn luôn tìm kiếm những giải pháp lâu dài khác. “Chúng tôi đã sử dụng carbon cho bộ máy tourbillion (chiếc Excalibur Spider Carbon), và bộ dự trữ năng lượng tăng 30%” – ông chia sẻ. “Vật liệu này rất thú vị tại thời điểm đó, nhưng đó là cả một quá trình hai năm để Carbon được Geneva Seal chứng nhận. Thử thách mới bây giờ là có thể làm bóng các góc cạnh của nó.”
Bruttin đã dựa theo Lamborghini – đối tác ô tô của thương hiệu– để tạo nên hỗn hợp giữa nhựa và carbon, hiện đang được sử dụng cho Roger Dubuis. Ông cũng bị hấp dẫn bởi cách các công ty xe hơi kết hợp giữa kim loại và sợi carbon – một trong những yếu điểm của vật liệu đó là có xu hướng bị gãy tại các điểm căng. Một số công ty ô tô như McLaren thực sự nhúng các thành phần kim loại vào carbon trong quá trình dát mỏng, một sự tiến triển có thể cung cấp những chỉ dẫn trong tương lai cho những người tiên phong về carbon tại Thuỵ Sĩ. “Việc kết hợp giữa những vật liệu đối lập như carbon và kim loại là rất thú vị.” – Bruttin khẳng định. “Chế tác xe cũng vậy. Tất cả mọi người đều rất hứng thú.”
Các tin bài liên quan:
Nhìn lại một năm rực rỡ của Hublot và Richard Orlinski
Hublot Spirit of Big Bang – Tinh thần của Big Bang trong thiết kế tonneau khác biệt
Chronograph và sự chuyển mình trong thế giới đồng hồ
Kylian Mbappé tiếp bước huyền thoại bóng đá Pelé trở thành đại sứ thương hiệu của Hublot