Những con chữ lấp lánh đầu tiên của Baccarat đã được viết nên vào năm 1764 khi vua Louis XV bảo chứng cho việc thành lập một xưởng chế tác tại ngôi làng Baccarat nằm ở vùng Loraine. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những ngọn lửa tại xưởng chế tác pha lê ấy vẫn trường tồn với thời gian và trở thành tượng đài của nghệ thuật sống “Art de Vivre” của Pháp. Xuyên suốt 250 năm, Baccarat đã quyến rũ và lôi cuốn giới hoàng gia và những yếu nhân quan trọng trong lịch sử. Trong đó, tiêu biểu nhất có thể được kể đến có lẽ là giới hoàng gia Nga với những tác phẩm đặt thửa, giao thoa giữa tinh tuý của một đại gia tộc đã vị trì hơn 300 năm và tay nghề chế tác thủ công bậc thầy.
Từ nền văn hoá lâu đời và đa dạng
Điện Kremlin với công trình kiến trúc độc đáo và gìn giữ lịch sử lâu đời tại nước Nga.
Văn hóa nước Nga xuất phát từ sự giao thoa giữa văn hóa Slavic bản địa và sự vay mượn từ nhiều nền văn hóa nước ngoài. Trong khoảng thế kỷ X – XII, thời kỳ Kievan, văn hóa Nga chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa Byzantine chính thống phương Đông. Thế kỷ XIV – XVII, trong suốt thời kỳ Muscovite, sự xuất hiện của người Mông Cổ đã làm giàu thêm và nâng cấpi nền tảng văn hóa Slavic và Byzantine. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, sự chuyển hướng dần dần của Nga sang Tây Âu đã dẫn đến sự định hướng về văn hóa. Đến thế kỷ XX, khi hệ tư tưởng chính trị trở thành nhân tố chính và lắp vào mảnh ghép cuối cùng tạo nên nền văn hóa Nga hoàn chỉnh đến ngày nay.
Bức “Người đàn bà xa lạ” (1883) – Ivan Kramskoy. Người ta hay gọi nàng là “Mona Lisa của nước Nga” khi nàng truyền tải được tính cách và tinh thần của con người Nga.
Nhìn chung, quá trình phát triển của văn hóa Nga có thể được chia thành năm giai đoạn: văn hóa Rus cổ đại, văn hóa thế kỷ XIII – XVII, văn hóa Đế chế Nga, văn hóa Xô Viết và văn hóa hiện đại. Qua quá trình phát triển và học hỏi không ngừng, di sản văn hóa Nga đã được xếp hạng thứ 7 trong “Chỉ số thương hiệu Quốc gia”.
Cho đến những di sản về nghệ thuật kiến trúc
Vẻ đẹp tráng lệ bên trong cung điện mùa đông Kremlin.
Kiến trúc Nga khởi đầu từ những công trình gỗ thủ công của người Xlavơ cổ. Một số đặc điểm bắt nguồn từ đền thờ đa thần của người Xlavơ là trang trí bên ngoài và số lượng lớn các tòa tháp. Trong vài thế kỷ kể từ sự kiện Ki-tô hóa Kievan Rus’, kiến trúc Nga chịu ảnh hưởng chủ đạo từ kiến trúc Byzantine, điều này kết thúc khi thành Constantinople thất thủ. Cùng với các tòa thành bao (kremlin), công trình bằng đá chủ yếu của người Rus’ cổ là các nhà thờ Chính thống giáo, nổi bật với nhiều mái vòm và thường được mạ vàng hoặc sơn sáng màu. Aristotle Fioravanti và các kiến trúc sư Italia đã mang phong cách Phục Hưng tới nước Nga. Thế kỷ 16 chứng kiến sự phát triển của nhà thờ mái lều độc đáo mà đỉnh cao là Đại giáo đường Thánh Basil. Thời điểm này, thiết kế mái vòm hình củ hành cũng đạt tới sự phát triển toàn diện. Thế kỷ 17, phong cách trang trí kiểu “ngọn lửa” nở rộ ở Moskva và Yaroslavl, dần mở đường cho kiến trúc baroque Naryshkin phát triển trong những năm 1690. Sau cuộc cái cách của Pyotr Đại đế, nước Nga gần gũi hơn với văn hóa phương tây, phong cách kiến trúc tại Nga nhìn chung cũng thay đổi theo hướng Tây Âu.
Khách sạn Metropole theo phong cách Art Nouveau tại Nga, 1899-1905.
Kiến trúc theo phong cách rococo thế kỷ 18 mang tới những tác phẩm lộng lẫy của Bartolomeo Australia và học trò. Dưới triều tại của nữ hoàng Ekaterina Đại đế và cháu trai Alexander I, thành phố Saint Petersburg chuyển mình thành một bảo tàng kiến trúc tân cổ điển ngoài trời. Nửa sau thế kỷ 19 là thời kỳ thống trị của phong cách Byzantine và Phục hưng Nga (tương ứng với phong cách Phục hưng Gothic ở Tây Âu). Phong cách thịnh hành ở thế kỷ 20 là Art Nouveau – Tân nghệ thuật (Fyodor Shekhtel), Constructivism – xu hướng tạo dựng (Moisei Ginzburg và Victor Vesnin), và phong cách Đế chế Stalin (Boris Iofan). Sau khi Stalin qua đời, lãnh đạo mới của Liên Xô – Nikita Khrushchev – chỉ trích sự “thừa thãi” của phong cách kiến trúc cũ, và ở cuối thời Xô viết, kiến trúc Liên Xô chịu sự chi phối của Chủ nghĩa Công năng (functionalism). Hiện trạng này giúp phần nào giải quyết vấn đề nhà ở, nhưng cũng hình thành nên hàng loạt công trình có chất lượng kiến trúc thấp, tương phản rõ rệt với kiến trúc hào nhoáng trước đây.
Baccarat và hoàng gia Nga
Lễ đăng cơ của Sa hoàng Nicholas II và Hoàng Hậu Alexandra.
Những tác phẩm pha lê cho vương tộc Romanov, hay còn được biết đến như những trang sử lấp lánh giữa Baccarat và vương triều đã vị trì tại nước Nga hơn 300 năm. Các tác phẩm với những đường cắt lộng lẫy và những chúc đài hùng vĩ mang trong mình niềm đam mê đến ánh sáng và sự tinh khiết hoàn mỹ.
Hoàng gia Romanov vào giữa thế kỷ 19: Sa hoàng Alexander II, thái tử Alexander III, và thái tử Nicholas II.
Tham dự triển lãm Universal Exposition tại Paris vào năm 1867, Sa Hoàng Alexander II đã bị mê hoặc bởi vô số các tác phẩm nguy nga lộng lẫy với cái tên “Baccarat” được gắn liền bên dưới: một đài phun nước bằng pha lê vĩ đại với chiều cao 8 feet, một cặp tác phẩm lọ hoa màu đỏ ruby chạm khắc tinh xảo bởi nghệ nhân điêu khắc Jean-Baptiste Simon, và cơ số lọ hoa được chế tác bằng polychrome enamel, và cẩm thạch.
Tác phẩm lọ hoa được điêu khắc bởi nghệ nhân Jean-Baptiste Simon.
Tác phẩm chính là sự giao thoa của những kỹ nghệ chế tác pha lê phức tạp nhất: chạm trổ chìm, chạm trổ nổi, và phối mạ pha lê màu.
Đài phun nước pha lê được trưng bày tại khu vực của Baccarat tại triển lãm năm 1878 cùng với những tác phẩm đèn chùm.
Trong chuyến ghé thăm của mình, Sa Hoàng đã đặt mua một chúc đài với 24 bóng đèn, bộ bàn trang điểm, và một đài phun nước được chế tác hoàn toàn bằng pha lê Baccarat dành tặng cho hoàng hậu Maria Alexandrovna. Nhanh chóng, những dinh thự và lâu đài đế quốc – như lâu đài Gatchina, một trong những nơi cư trú yêu thích của Sa hoàng Alexander III và Maria Feodorova – đã được tô điểm với ánh sáng và sự tinh khiết màu nhiệm của các tinh thể pha lê Baccarat.
Chúc đài với 24 bóng đèn và những chi tiết được chạm khắc tinh xảo đã được ban cho tên gọi “Chúc đài của Sa Hoàng” chế tác bới Baccarat.
Vào năm 1896, sa hoàng Nicholas đệ nhị đã tiếp bước với niềm đam mê của cựu hoàng và thổi vào những sắc màu rực rỡ trên những tác phẩm đặt thửa cho riêng mình. Vì thế, khi nhắc đến những trang sử của hoàng tộc Nga, ta khó có thể không nhắc đến sự tráng lệ của những chúc đài to lớn và những tác phẩm bàn ăn được chế tác từ 6 loại pha lê màu riêng biệt. Mỗi tạo tác với những thiết kế phức tạp được chạm khắc chìm một cách tỉ mỉ chạy dọc từ phân thân đến chân ly. Nó không chỉ thể hiện trình độ chế tác thủ công bậc thầy của các nghệ nhân Baccarat, mà còn phản ánh tư duy thẩm mỹ của tầng lớp quý tộc Nga và bề dày của văn hoá, lịch sử của đại đế quốc tại bắc châu Á. Vì thế, chúng được sử dụng rộng rãi bởi tầng lớp quý tộc tại những lâu đài tráng lệ ở Saint Petersburg.
Các tác phẩm bàn ăn được chế tác cho Sa hoàng Nicholas đệ nhị.
Tác phẩm ly “Czar” với phiên bản màu xanh đế quốc, hiện đang được trưng bày tại cửa hàng Baccarat Việt Nam.
Mối quan hệ đặc biệt giữa hoàng gia Nga và Baccarat vẫn tiếp tục trở nên khăng khít và được duy trì qua nhiều thế hệ: từ đại công tước George Alexandrovich – em trai của Nicholas II – và đại công tước Dimitri Pavlovich – em họ của Nicholas II. Tại triển lãm Universal Exposition vào năm 1878, đại công tước Dimitri đã đặt thửa những tác phẩm ly trong bộ sưu tập “T” của Baccarat để khảm phong huy của ông cùng với vương vị.
Bộ sưu tập “T” được Baccarat công bố tại triển lãm Universal Exposition năm 1878.
Cái tên Baccarat vẫn luôn toả sáng một cách nhiệm màu trong những bữa quốc yến dạ tiệc khi những khách mời tận hưởng caviar, rượu và những món ăn chạm đến chuẩn của sự hoàn hảo. Vào đầu thế kỷ hai mươi, thị trường Nga chiếm một phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Pha lê Baccarat. Chúng lớn đến nỗi Baccarat phải dành riêng một trong ba lò nung chính cho việc chế tác pha lê cho những đơn hàng tại Nga vào những năm 1900. Tại thời điểm đó, chúc đài mang tên “The Czar’s” là tác phẩm đầu tiên được điện hoá với những lõi diện được khéo léo lắp đặt bên trong những trụ pha lê. Vào tháng 2 năm 2008, kết tinh giữa mối quan hệ giữa Baccarat và Nga chính là cửa hàng đầu tiên tại Moscow, nơi mà trước đó là một cửa hàng dược phẩm được bảo hộ bởi Peter đại đế.
“Đối với tôi, những tinh tuý của Baccarat chính là một thế giới của ánh sáng. Chúng quyến rũ và lôi cuốn mỗi chúng ta qua những mặt cắt lộng lẫy. Tôi đã mơ về một cung điện pha lê, nơi mà mọi thứ đều có thể trở thành sự thật” – Nhà thiết kế Philippe Starck.
Toạ lạc tại số 19-21 đường Nikolskaya, Moscow, cửa hàng Baccarat chính là sự giao thoa giữa pha lê và tinh tuý của những kiến trúc hùng vĩ từ vương triều thất lạc tại đất nước Nga rộng lớn.
Thả mình vào không gian được thắp sáng bởi pha lê tinh khiết, ta như đắm chìm vào những trang sử huy hoàng và và kỹ nghệ chế tác thủ công bậc thầy, chỉnh chu đến từng chi tiết nhỏ nhất.
S&S Group là nhà phân phối chính hãng thương hiệu Baccarat tại Việt Nam
Baccarat Boutique Hà Nội
Địa chỉ: 15 P. Ngô Quyền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 024 73 027 027
Baccarat Boutique Việt Nam
Địa chỉ: Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: +84 965 968 695
Khám phá thế giới Baccarat tại: https://bit.ly/3SHTbBR