Tin tức
Tin tức
Max Busser: Đưa trí tượng tượng vô hạn đến với ngành đồng hồ
05/08/2020

Rất hiếm khi chúng ta có thể gặp một chiếc đồng hồ mà có thể mang hình bóng thuộc về nhiều giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của người nghệ nhân. Tuy nhiên, khi Philips nhận được 4 thiết kế mới nhất từ MB&F, chúng tôi có thể cảm nhận được rõ những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của Max Busser ở dưới góc độ của một CEO và một nghệ nhân độc lập.

>> TriPod – Thành viên thứ hai trong bộ ba Sinh vật Robot của MB&F và L’EPEE 1839

>> Thiết kế đồng hồ MB&F T-REX biến hóa với phiên bản đồng từ Massena Lab

___

“Những người hay ho thường đã từng là những kẻ lạc lõng, lập dị, thua cuộc và trầm lặng khi còn trên ghế nhà trường. Đây hoàn toàn là thực tế và đã trở thành quy luật.” – A.A Gill

Tuy không trực tiếp lắp ráp và chế tạo đồng hồ, nhưng Max Büsser lại có sự gắn kết đặc biệt với các nghệ nhân bậc thầy. Xuất thân từ một kỹ sư, chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ có một vị trí nào đó trong ngành sản xuất đồng hồ, giờ đây Büsser là một trong những nhân tố dẫn đầu trong thế giới đồng hồ độc lập. Gây dựng nên MB&F và thường xuyên kết hợp, làm việc cùng các tài năng độc lập, Büsser đã tạo ra những tác phẩm đồng hồ nghệ thuật dũng cảm và đầy thách thức. Và anh ấy không hề quan tâm nếu ai đó cho rằng chúng không thực tế.

Max Busser: “Tôi từng là một đứa trẻ lập dị”

 “Tôi thực sự không quan trọng việc mọi người nghĩ gì về những chiếc đồng hồ của mình” Büsser nói, dù anh và MB&F đã thu hút số lượng lớn người yêu mến trên thế giới. Mỗi mẫu MB&F đều gắn bó sâu đậm và mang tính cá nhân đối với Max. Chúng là chuyển thể từ những chiếc xe Max từng vẽ khi lên 10, là những bộ truyện tranh Max đọc khi 13 tuổi và là những mảnh vụn vặt của tuổi thơ của Max được hiện thực hóa.

“Tôi đã từng là một đứa trẻ lập dị,”, Max thừa nhận khi nhớ lại những ngày tháng năm xưa. “Tôi đã từng là đứa trẻ không có bạn bè.” Thật khó để tưởng tượng rằng Max Büsser – một trong những người đàn ông cuốn hút, khiêm tốn và sâu sắc nhất mà bất cứ ai từng gặp – lại nói rằng anh từng có một “tuổi thơ cực kì cô đơn.”

Là con một được sinh ra trong gia đình có bố là người Thụy Sĩ và mẹ là người Ấn Độ, Büsser lớn lên ở vùng ngoại ô Thụy Sĩ, cách xa những người bạn thân cùng lớp vài kilomet. Kể cả khi ở trường, anh ấy cũng cảm thấy khó hòa nhập và bắt đầu thu hẹp bản thân. Thay vì chơi đùa cùng bạn bè, Büsser đánh nhau với quái vật và lái tàu vũ trụ trong thế giới tưởng tượng bao la vô tận của riêng mình. “Tôi lúc nào cũng mơ mộng” anh nói. Anh chắc như đinh đóng cột rằng tên mình sẽ hiện lên ở các kỉ lục dành riêng cho những người mộng mơ.

Chiếc Horological Machine No. 7 xuất phát từ một câu chuyện đời thường của Max, được lấy cảm hứng từ loài sứa dưới đại dương

Khi lớn lên, Max dần lưu lại những ý tưởng tuyệt nhất của anh trên giấy. Anh ấy nhớ lại những lần phác thảo mọi thứ đến khi ngòi chì mỏng đi. Ô tô là nguồn cảm hứng yêu thích nhất của Max. Anh đã suy nghĩ nghiêm túc về việc trở thành nhà thiết kế và vào năm 18 tuổi, mơ ước được nộp hồ sơ vào trường đào tạo thiết kế mới của Thụy Sĩ: ArtCenter College of Design, nhưng học phí quá cao khiến Max không có cơ hội.

Thay vào đó, Büsser gia nhập trường EPFL – Học Viện Công Nghệ Liên Bang Thụy Sỹ, một ngôi trường đào tạo kĩ sư rất có danh tiếng ở Lausanne – để học Thạc Sỹ ngành Công nghệ Vi Mô. Theo như Max mô tả, lúc đó anh trở nên “biết điều”, và rất “Thụy Sĩ”. Büsser nói, anh cảm thấy cực kì chán nản trong quá trình học tập. Cho tới một ngày, Max có bài tập ở trường và anh cần gửi thư đi cho một vài nhà làm đồng hồ, hỏi họ giải thích về mức giá xa xỉ của đồng hồ cơ ở thế giới mà công nghệ máy Quartz có thể sản xuất hàng loạt những chiếc đồng hồ pin rẻ tiền. Cho tới giờ Max nhận ra đây là câu hỏi điển hình trong ngành chế tác.

Tất cả họ đều đưa Max cùng 1 câu trả lời: “Chúng tôi biết rằng điều chúng tôi đang làm có vẻ vô lí, nhưng đó là vẻ đẹp không thể đo đếm được bằng vật chất.” Đó là lần đầu tiên Büsser nghe tới ai đó nhắc đến vẻ đẹp. “Nó đã thực sự tạo nên ảnh hưởng với tôi.” Büsser chia sẻ, khi anh đã nghe thấy những cụm từ “hiệu suất” và “giá cả” quá nhiều lần.

Horological Machine No. 9 “Flow” lấy cảm hứng từ những thiết kế khí động học gợi cảm giác tốc độ cao như ô tô, máy bay phản lực thế kỉ 19, 20.

Một năm sau, khi đang tìm việc, anh ấy đã tình cờ gặp một trong những người điều hành mà anh đã từng viết thư để hỏi. Trong một chuyến đi trượt tuyết – đừng quên đây là Thụy Sĩ, nơi mà mọi công trình kiến trúc đều được hoàn thiện giữa 2 dãy núi hoặc trên đỉnh – anh ấy gặp Henry-John Belmont, CEO của Jaeger-LeCoultre, và có cơ hội ăn trưa với gia đình ông tại Les Ruinettes, một nhà hàng nhỏ ở Verbier. Büsser nói với Belmont về Nestle, nơi cha anh đã từng làm việc, hoặc Procter & Gamble, nhưng cũng có nhắc tới việc hứng thú với JLC – nếu họ cần anh làm việc ở đó. Vài tuần sau, anh ấy đã ngồi ở Opel Corsa, thẳng tiến tới Vallée de Joux để tới với cuộc phỏng vấn sẽ thay đổi cuộc đời của mình.

“Ông ấy (Belmont) không hỏi bất cứ câu gì trong suốt 3 tiếng đồng hồ, nhưng đến cuối cùng, ông ấy hỏi tôi một câu hỏi đơn giản: Anh muốn trở thành 1 trong số hàng ngàn người ở các công ty lớn, hay anh muốn trở thành 1 thành viên trong nhóm nhỏ những người sẽ cứu lấy Jaeger-LeCoultre?” Vậy là Büsser gói ghém đồ đạc và tham gia cùng Belmont và Günter Blümlein, được biết tới như “2 nhà sản xuất” ở Jaeger-LeCoultre để cứu lấy thương hiệu vốn từng là một tên tuổi lẫy lừng này trong vòng 7 năm. “Chúng tôi đã mắc nhiều lỗi lầm”, anh ấy thừa nhận, “và đã có những thứ được cả nhóm đã lên ý tưởng nhưng không bao giờ được đưa vào sản xuất.”, nhưng cũng đã có rất nhiều mẫu sản phẩm quan trọng được ra đời, như chiếc Reverso với những tích năng phức tạp đầu tiên, hay bộ sưu tập Master đầu tiên được ra mắt.

Vào năm 1998, khi Max 31 tuổi, Harry Winston liên lạc với anh, thăm dò ý kiến xem Max có cân nhắc việc rời khỏi Jaeger-LeCoultre để trở thành Giám đốc điều hành của Harry Winston hay không. Max cảm thấy anh không còn lựa chọn nào khác. Harry Winston thực sự tuyệt vọng trong việc vực lại danh tiếng của mình trong ngành làm đồng hồ, và Busser hoàn toàn có đủ khả năng thay đổi điều đó.

Legacy Machine Perpetual sở hữu tính năng lịch vạn niên cải biến theo kết cấu lộ cơ, đồng thời giảm thiểu rủi ro hỏng hóc của bộ máy lịch phức tạp nhờ cơ chế đếm 28 ngày thay vì 31 ngày – một hướng đi hoàn toàn trái ngược với truyền thống.

“Tôi sáng tạo ra Opus Series để giúp một người bạn”, Busser nói, nhớ lại cơ hội được gặp gỡ Francois-Paul Journe chính xác 20 năm trước tại Baselworld. Nghệ nhân người Pháp có triển lãm đầu tiên của mình tại đó – trưng bày mẫu Tourbillon Souverain – và cả 2 được giới thiệu với nhau qua một người bạn chung. Họ trở nên thân thiết ngay từ lần đầu gặp mặt.

“Tôi nhớ một buổi sáng tuần đó, chúng tôi đang đi bộ xuống thang máy từ Sảnh 1.1 xuống Sảnh 1.0, và anh ấy nói với tôi rằng nó thật khó khăn”, Busser kể lại, “giống như những nhà làm đồng hồ độc lập khác, anh ấy đang làm việc cho một số thương hiệu lớn, nhưng không thể chia sẻ điều đó với ai”. Ngày ấy, những nghệ nhân không hề mạng xã hội và hầu như không nhận được sự ghi nhận nổi bật nào ngoại trừ một số tờ báo chuyên biệt.

Büsser biết Harry Winston còn vài năm nữa mới có thể cung cấp các loại đồng hồ cao cấp của riêng mình, nhưng thừa khả năng để hỗ trợ những nhân tài bên ngoài. Anh quyết định giúp Journe có cơ hội tạo ra một mẫu hợp tác ngoài luồng với Harry Winston có tên Opus One, điều mà sau này đã khơi mào cả một bộ sưu tập những chiếc đồng hồ phức tạp với cái tên tôn vinh ít nhất hai người: nghệ nhân kim hoàn và nghệ nhân đồng hồ đã tạo ra nó.

4 năm sau, Busser đã có quá tình làm việc với những nghệ nhân đồng hồ đương đại xuất sắc nhất ngày nay: F.P. Journe, Antoine Preziuso, Vianney Halter, Christophe Claret and Felix Baumgartner (người đã thiết kế ra chiếc Opus V), và đều đưa tên của họ lên mỗi chiếc đồng hồ thuộc series Opus – điều mà bây giờ rất nhiều nghệ nhân khao khát đạt được. “Những người nghệ nhân độc lập ấy đã giúp tôi thấy ánh sáng.” Busser chia sẻ. Họ đã cho tôi thấy hướng suy nghĩ, góc nhìn về cuộc sống và tư tưởng kinh doanh hoàn toàn mới lạ đối với tôi.”

Bộ chuyển động LM1 được làm bởi 2 nghệ nhân Jean-François Mojon và Kari Voutilainen

Đây cũng là khoảng thời gian mà lần đầu tiên anh nhìn thấy những người nghệ sĩ gặp phải khó khăn. Anh nhớ lại thời điểm gặp gỡ các nhà sáng lập của Urwerk – những người đứng đằng sau chiếc UR-110RG thường xuyên xuất hiện trên cổ tay của Robert Downey Jr – đã từng phải sống ở những tòa nhà bỏ hoang không có điện và nước. Từng đồng xu đều được đổ vào việc sản xuất, kể cả điều đó có nghĩa là phải tắm rửa ở những bồn tắm công cộng trên đường phố.

Và đó là khi Max chợt nhận ra: Đó là điều anh ấy muốn làm. Sau nhiều năm làm việc cho những tập đoàn, công ty lớn, Busser quyết định sẽ trở thành nhà cách mạng thay đổi mọi thứ. Năm 2005, anh khai sinh thương hiệu MB&F, là tên viết tắt của Max Büsser and Friends – Max và những người bạn, đồng thời cho ra đời cách tiếp cận hoàn toàn mới trong chế tác đồng hồ. Thay vì giúp các nhà sản xuất đồng hồ độc lập hiện thực hóa chiếc đồng hồ mơ ước của họ, anh nhờ họ sản xuất những ý tưởng của chính anh. “Nó là một quy trình sáng tạo hoàn toàn khác”. Busser nói. “Những chiếc MB&F, chúng là những đứa con của tôi.”

Bộ sưu tập Horological Machines được ra đời đầu tiên. “Chúng tự do, phóng khoáng và chính là nhà vật lí trị liệu của riêng tôi” – Busser nói. Bộ Legacy Machines ra đời sau này lại bộc lộ khía cạnh khác trong tính cách của anh: “Chúng được chú ý đến từng chi tiết, tính toán và cân nhắc vô cùng cẩn thận.” Hai bộ sưu tập cùng tồn tại của MB&F bên cạnh dòng thứ ba, được gọi là Co-Creations, nơi các dự án điên rồ nhất của Büsser được thực hiện, bao gồm các cỗ máy phát nhạc nền Star Wars hay của những bộ phim nổi tiếng khác.

“Những chiếc MB&F, chúng là những đứa con của tôi.” – Max Busser

Không có bất cứ sáng tạo nào giống nhau. Mỗi cỗ máy của MB&F đều có những câu chuyện riêng, và qua chúng, Büsser cuối cùng cũng có thể mời chúng ta bước vào thế giới riêng mà anh đã tạo nên khi còn là một đứa trẻ.

Credits: Phillips

The Hour Glass S&S tự hào là nhà phân phối chính hãng các sản phẩm của thương hiệu MB&F tại Việt Nam.


Tại Hà Nội:
THE HOUR GLASS S&S
Sofitel Metropole – 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : (+84) 24 3715 1279
Hotline: (+84) 944 46 5555

Tại Tp. Hồ Chí Minh:
THE HOUR GLASS S&S
Union Square – 116 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (+84) 28 3821 6848
Hotline: (+84) 28 6682 0565

___

Các tin bài liên quan: 

Cùng MB&F và L’Epée 1839 tiếp tục hành trình chinh phục vũ trụ với cỗ máy Starfleet Explorer

Max Büsser: “Chào mừng tới cuộc sống của tôi”

Horological Machine N°10 ‘Bulldog’ – Người bạn thân thiết và trung thành từ MB&F

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer