Câu chuyện về sự ra đời của Richard Mille được bắt đầu từ cuộc gặp gỡ mang tính định mệnh, mở ra sự khởi đầu cho thương hiệu đồng hồ Thuỵ Sĩ, cái tên sở hữu những gì tinh tuý nhất về kỹ thuật, kiến trúc hay luôn đi đầu về sự khan hiếm và chặt chẽ của nghệ thuật chế tác đồng hồ cao cấp.
Richard Mille ra đời từ cuộc gặp gỡ định mệnh
Vào cuối những năm 1980, Richard Mille, khi đó đang làm việc tại Compagnie Générale Horlogère (CGH) – đã có một cuộc gặp gỡ với Dominique Guenat, chủ sở hữu của Guenat SA – Montres Valgine, một công ty sản xuất đồng hồ đặt tại Les Breuleux được thành lập vào năm 1900. Trải qua nhiều năm gắn bó và đạt những thành quả với các dự án nổi bật, mối quan hệ giữa họ không chỉ dừng lại ở phạm vi công việc mà trở thành những người bạn thân thiết có chung niềm đam mê như ô tô, hàng không, ngành cơ khí và nghệ thuật chế tác đồng hồ. Sau nhiều năm cùng nghiên cứu, trao đổi về những điều trong chế tác những chiếc đồng hồ thì chỉ còn duy nhất một bước tiến cuối cùng cần phải thực hiện. Đó là hiện thực quá tất cả những ý tưởng trong quá trình nghiên cứu đó. Cuối cùng, vào năm 2001, Richard Mille xuất thân từ Draguinan còn Dominique Guenat đến từ Franches-Montagnes đã cùng nhau chèo lái chung 1 con thuyền để tạo dựng nên thương hiệu đồng hồ Richard Mille thông qua Horométrie SA, công ty đối tác điều hành thương hiệu với một cam kết được thiết lập để đảm lợi chuận được chia đều cho hai bên.
Hầu hết chúng ta đều đoán được điều gì sẽ xảy ra trong những năm tiếp theo, một khoảng thời gian “kỷ lục” chạy đua bắt kịp thị trường, hai người đàn ông dám nghĩ dám làm này đã tạo nên những mẫu đồng hồ táo bạo với kỹ thuật vượt bậc, thậm chí, điều đó làm ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ phải “ái ngại”. Richard Mille thực sự là một cái tên toả sáng với tinh thần đột phá, am hiểu sâu về chuyên môn, khả năng sáng tạo mới mẻ, hơn nữa còn là bậc thầy về những cỗ máy được sản xuất in-house. Chỉ đơn giản Richard Mille là một thương hiệu không bao giờ chùn bước.
“Từ lựa chọn vật liệu và công nghệ cho đến những chức năng trên đồng hồ, chỉ có duy nhất một từ chi phối toàn bộ quá trình sản xuất: ‘ĐỔI MỚI’ – Dominique Guenat
Đằng sau những mẫu đồng hồ tên tuổi là những nghệ nhân luôn đặt tiêu chuẩn về sự hoàn hảo lên hàng đầu. Sẽ như thế nào nếu có một không gian quy tụ những bộ óc thiên tài đó? ProArt II, xưởng sản xuất của Richard Mille đại diện cho tư duy sáng tạo và cấp tiến ngay lập tức trở thành một câu chuyện thú vị, thu hút sự quan tâm trong thế giới đồng hồ cao cấp.
“Đó quả thực là một câu chuyện kinh ngạc vượt xa sự mong chờ”, là lời chia sẻ từ Yves Mathys, trường phòng sản xuất của Richard Mille. Ngay từ khi thành lập, công ty đã đặt trụ sở tại Guenat SA Montres Valgine, Les Breuleux. Theo Yves Mathys ‘Năm 2000, khi tôi đặt chân đến xưởng sản xuất Valgine, chúng tôi đã cho ra đời nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu riêng như Mauboussin, Montblanc và Audemars Pigues. Chỉ khi Richard Mille ra đời và nắm giữ vị trí chiến lược chủ đạo, toàn bộ nhân lực đều được đổ dồn cho Richard Mille”. Kể từ đó, Horométrie SA và Valgine đã làm việc không biết mệt mỏi, phối hợp ăn ý chuyên môn của họ để cùng nhau phát triển, sản xuất và phân phối các mẫu đồng hồ mới trên toàn thế giới. Và cũng chính tại Les Breuleux này, hàng loạt thiết kế mới được thai nghén, những bộ máy tốt nhất, những bộ vỏ quý giá nhất được sản xuất bởi những chuyên gia lão luyện của Richard Mille. Những chiếc đồng hồ sau đó được hoàn thiện hoàn toàn bằng kỹ nghệ thủ công, lắp ráp và kiểm soát một cách cẩn thận trước khi được chuyển đến các cửa hàng và các nhà bán lẻ trên toàn thế giới.
Phong cách thiết kế hiện đại được tính toán chi tiết để tăng cường tối đa công năng sử dụng cũng như đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho tòa nhà
Thời điểm mà Richard Mille phải đối mặt với sự gia tăng liên tục của khối lượng sản xuất, cùng tốc tăng trưởng có kiểm soát, từ 10% đến 15% hàng năm kể từ 2013, thì xưởng tại Les Breuleux dường như dần trở nên chật hẹp. Yves Mathys chia sẻ “Trong những năm vừa qua, xưởng sản xuất Les Breuleux của chúng tôi đã phải tu sửa và mở rộng hơn để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đồng thời đáp ứng những yêu cầu của đội ngũ sản xuất và tối ưu hóa dòng chảy sản xuất”. Bảy năm sau, Les Breuleux được mở rộng để có thể chào đón thêm đội ngũ quản lý, những phân xưởng sản xuất, bộ phận xuất nhập khẩu…. Cuối cùng, vào năm 2013, sau 12 năm thành lập, Richard Mille đã có một bước tiến lớn khi công bố ProArt I, một toà nhà có thiết kế hết sức đương dại theo phong cách industrial, diện tích lên đến 3,000 mét vuông để sản xuất những cấu phần của đồng hồ, bộ vỏ hay các bộ máy chuyển động bên trong. ProArt I ra đời, mọc lên giữa những đồi thông và đồng cỏ xanh mát hết đỗi bình yên nơi trái tim của Swiss Jura, cách không xa trụ sở chính tại Valgine.
Hình ảnh của một tòa nhà hiện đại hiện lên trước khung cảnh vùng quê yên bình ở vùng núi Jura, Thụy Sĩ
Dĩ nhiên Richard Mille là người chưa bao giờ làm bất kỳ việc gì nửa chừng, nên không dừng lại ở đó, ông đã quyết định mở ProArt II vào tháng 5 năm 2019, một sự nối dài của ProArt I không chỉ dành riêng cho đội ngũ kĩ thuật mà là nơi đặt những phòng thí nghiệm, xưởng kim hoàn và bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
ProArt II – Bản lĩnh đương đầu với thử thách mới
ProArt II mang một thiết kế mới với diện tích khoảng 2.500 mét và được sự dụng tối đa không gian của cả 3 tầng. Vừa tối đa hoá không gian sử dụng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao là những gì mà ProArt II hướng đến. Nếu nhìn từ bên ngoài, diện mạo tối giản mà tinh tế này toát lên sự mạnh mẽ ẩn sâu bên trong mà không có bất kỳ thứ gì có thể thay đổi được.
Những căn phòng lớn tràn ngập ánh sáng chính là điểm nhấn của ProArt II, chưa kể đến những không gian bê tông được trang trí bao quanh bởi nhiều lớp kính trong suốt kết hợp cùng kim loại, gỗ và gạch vôi cát, nhờ đó mà đạt khả năng cách âm ở mức tối đa. Không chỉ vậy, từng chi tiết được chăm chút tỉ mỉ, kết nối chặt chẽ thể hiện thông qua đường cong mượt mà và những mối nối gỗ cực kì cẩn thận. Môi trường là một yếu tố quan trọng trong hoạt động công ty.
Bản thân Richard Mille cũng như Dominique Guenat là những người rất quan tâm về vấn đề này ngay từ khi bắt đầu, hay nói một cách chính xác, 2 người sáng lập luôn đòi hỏi khắt khe trong từng không gian, thiết kế, năng lượng xanh và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường phải là bản sắc, một phần tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Điều đó lý giải cho câu hỏi vì sao Richard Mille rất chú ý đến các vật liệu xây dựng, chẳng hạn như không hề có bóng dáng của bất kỳ loại nhựa nào. Cả ProArt I và ProArt II đều áp dụng phương pháp đặc biệt nhằm che chắn nội thất khỏi nhiệt độ khắc nghiệt, đặc biệt là vào mùa đông với khí hậu lạnh buốt của vùng núi Les Breuleux.
Điều kiện trong ProArt II được đảm bảo duy trì nhiệt độ dễ chịu khi có bất kỳ thay đổi nhiệt độ nào bên trong căn phòng. Richard Mille không sử dụng khí đốt hay dầu, mà thay vào đó là khai thác nhiệt bị khoá trong lòng đất cũng như thu hồi nhiệt dư thừa do máy móc tạo ra để sưới ấm. Bên cạnh chế tác đồng hồ thì đó là những kỹ thuật vượt bậc, tân tiến linh động là những gì mà ProArt II đại diện cho Richard Mille.
‘ProArt II là sự cần thiết cho sự phát triển của chúng tôi. Chỉ trong sáu năm, chúng tôi đã tăng gấp đôi số lượng sản xuất của mình, kể cả khi chúng tôi đứng trước quyết định không tăng thêm sản lượng một cách quá nhanh chóng. Điều này đã buộc chúng tôi phải cung cấp thêm không gian để cải thiện cơ cấu tổ chức và dây chuyền sản xuất của mình.’ Thực tế, ProArt II chính là điều kiện lý tưởng để đội ngũ nhân sự và những nghệ nhân nhà Richard Mille thăng hoa trong sáng tạo, đạt được năng suất cao trong công việc chế tác.
Nếu ProArt I là ngôi nhà của tất cả loại máy móc và mọi thứ liên quan đến sản xuất, bao gồm chế tạo vỏ và sản xuất bộ máy (bao gồm các cấu thành, lắp ráp vỏ, đánh bóng, vát cạnh, v.v…), thì ProArt II hoàn toàn cống hiến cho việc nghiên cứu và tập chung những lĩnh vực chuyên môn mới. Những bộ phận kỹ thuật bao gồm kỹ sư chế tác bộ vỏ và cỗ máy chuyển động, nhân viên liên quan đến R&D và định hướng mỹ thuật đều quy tụ tại đây. Chỉ riêng tầng 3 được rành riêng cho 25 người làm việc trong một không gian 800m2.
“Tại ProArt II, bên cạnh việc dành không gian cho các kỹ sư thì chũng tôi cũng lập những bộ phận mới chẳng hạn như nhóm thu mua kim cương và nhóm hoàn thiện trang trí sản phẩm, đáng chú ý là một phân xưởng chuyên biệt về nạm đá quý. Qua thời gian, sở hữu một đội ngũ chuyên gia nội bộ là điều cần thiết giúp chúng tôi phản ứng nhanh hơn trong khi vẫn kiểm soát được các tiêu chuẩn khắt khe trong hoạt động sản xuất và duy trì quá trình phát triển của thương hiệu. Tất nhiên, điều này không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ đối tác với những nhà thầu phụ. Đối với những dự án sản xuất giới hạn, đòi hỏi sức sáng tạo cao thì chúng tôi luôn cần sự đóng góp từ những chuyên gia bên ngoài. Chúng tôi thật sự biết ơn những người đã đồng hành cùng thương hiệu trong nhiều năm qua.’ Yves Mathys chia sẻ.
Phải nói rằng, ProArt II là một chương mới trong hành trình phát triển của Richard Mille, được viết nên với tất cả sự sáng tạo đột phá và tinh thần táo bạo mà thế giới đã mong đợi.
Richard Mille Boutique
Sofitel Metropole Hotel, 56 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (0084) 24 3266 9356
___
Các tin bài khác:
Richard Mille chinh phục khái niệm siêu mỏng với RM 67-01
Những người phụ nữ của Richard Mille
Richard Mille khép lại hành trình của RM 61-01 với phiên bản cuối cùng
Những cỗ máy đại diện cho nét đẹp muôn màu của phụ nữ hiện đại từ Richard Mille