Tin tức
Tin tức
Lịch sử của ngành chế tác đồng hồ thế giới
05/08/2020

Khái niệm về thời gian và sự đo lường của nó đã mê hoặc con người trong nhiều thế kỷ. Từ thời đại tiền sử cho đến những cơn sốt công nghệ hiện đại, niềm đam mê không điểm dừng này đã khiến nhiều bộ óc tò mò, suy ngẫm về các cơ chế chính xác để đo lường thời gian, đưa ra một lĩnh vực nghiên cứu được gọi là Horology. Thế giới chế tác đồng hồ cũng từ đó chứng kiến một số lượng “khổng lồ” những cỗ máy khác nhau ra đời.

>> Audemars Piguet Golden Royal Oak Jumbo lập kỷ lục mới tại phiên đấu giá thế giới Antiquorum

>> Audemars Piguet Calibre 4400 – Trái tim của bộ sưu tập đầy tham vọng Code 11.59


Đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước là một trong những phát minh phổ biến trước khi những chiếc đồng hồ cơ ra đời vào cuối những năm 1200. Đồng hồ mặt trời là phương pháp đầu tiên để đo thời gian và được sử dụng ở các nền văn minh cổ đại, đầu tiên là Ai Cập và Iraq, tiếp đến là Hy Lạp và La Mã.

Một trong những chiếc đồng hồ mặt trời được đúc theo cấu trúc cọc đo giờ cố định (gnomon) trên một mặt phẳng, sử dụng chuyển động của mặt trời để tạo ra bóng.

GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ 13-16

Chưa có tài liệu nào ghi chép lại ai là người phát minh ra chiếc đồng hồ đầu tiên và đó là vào thời gian cụ thể nào trong thời kỳ Trung Cổ. Tuy nhiên, chiếc đồng hồ cơ lâu đời nhất được ghi nhận là đến từ nước Anh. Có một số đồng hồ cổ vẫn còn hoạt động, một trong số đó có từ năm 1386 và nằm trong Nhà thờ lớn Salisbury. Chiếc đồng hồ này không có mặt số hoặc kim chỉ giờ, nhưng cho biết thời gian bằng cách gõ chuông số giờ.

Vào đầu thế kỷ 13, ba chiếc đồng hồ cơ khác được chế tạo ở Ý bao gồm cđồng hồ rung chuông mỗi giờ, đồng hồ thiên văn và chiếc thứ ba theo dõi mặt trời mọc, chỉ ngày và giờ. Sau nhiều năm phát triển hơn, thợ rèn tiếp tục chế tạo ra những chiếc đồng hồ được treo trong nhà thờ hay những toà tháp, có cấu trúc phức tạp với tiếng chuông lớn được nghe thấy khắp các trang viên và thị trấn.

Thế kỷ 16 là một bước tiến mới khi bắt đầu xuất hiện những chất liệu đồng thau, đồng và bạc trong chế tác đồng hồ thay vì sắt như trước đây. Đó là vào những năm 1540 khi ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ chính thức ra đời trong bổi cảnh nhà cải cách John Calvin đã cấm tất cả mọi người đeo trang sức bởi ông xem trang sức là một hình thức thờ hình tượng. Điều này buộc những người thợ kim hoàn phải học một nghề khác, và họ đã chuyển những kỹ năng vốn có sang nghề chế tạo đồng hồ. Đây không phải là một loại trang sức mà là một loại “phụ kiện có chức năng” phức tạp hơn nhưng tài năng của những người thợ kim hoàn đã biến chúng trở thành các tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Năm 1574, chiếc đồng hồ bỏ túi đầu tiên được biết đến với chất liệu đồng trang trí cùng những nét vẽ mô tả tôn giáo được thể hiện ở cả mặt trước và mặt sau của đồng hồ.

GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ 17-19

ĐỒNG HỒ QUẢ LẮC

Đây là thời đại mà đồng hồ quả lắc được phát minh. Đồng hồ quả lắc được Christian Huygens, nhà khoa học tiên phong của Cách mạng khoa học, cấp bằng sáng chế vào năm 1656 nhưng thực chất tác phẩm này đã được bắt đầu nghiên cứu từ hơn 50 năm trước (1602) bởi Galileo. Đồng hồ quả lắc là một phát minh giúp giảm độ lệch thời gian xuống còn khoảng 15 giây mỗi ngày so với trước đó là 15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, lực chuyển động sinh ra từ con lắc được tìm ra nhằm đo lực hấp dẫn. Ngay đến các nhà khoa học như Isaac Newton cũng đã nghiên cứu về con lắc và đo chính xác hình dạng của trái đất nhờ vào lực chuyển động. Trong những năm qua, con lắc không chỉ được sử dụng cho mục đích khoa học mà còn được hoàn thiện để đo những khoảng thời gian chính xác.

ĐỒNG HỒ BỎ TÚI

Đồng hồ bỏ túi bắt đầu được sản xuất vào cuối thế kỷ 16 và chỉ có chức năng hiển thị giờ. Mãi đến năm 1680, kim phút mới được thêm vào và kim giây xuất hiện lần đầu tiên 10 năm sau đó nhưng cũng không phải là chức năng thường thấy trong một khoảng thời gian. Vào thế kỷ 17, sự ra đời của chiếc áo gile, đặc biệt là sau khi Vua Charles II của nước Anh giới thiệu sản phẩm này, đã đưa ra một ứng dụng mới khi túi may gắn vào áo gile được dùng là nơi để đồng hồ. Điều này đã thay đổi hình dạng của đồng hồ trở nên phẳng và cong hơn như những mặt dây chuyền cổ điền để có thể dễ dàng trượt vào bên trong túi và tránh bất kỳ góc cạnh sắc nhọn nào nhô ra có thể làm hỏng quần áo. Bề mặt đồng hồ bắt đầu được phủ kính để bảo vệ cơ chế hoạt động mỏng manh bên trong khỏi bị hư hại khi bị dính vào vải hay va chạm.

 

Sở hữu đồng hồ là để thể hiện địa vị xã hội

Những năm 1700 là khoảng thời gian mà quyền sở hữu đồng hồ ngày càng lan rộng. Các nhà sản xuất đã chế tác ra những cỗ máy ở tất cả các hình dạng và kích cỡ, bao gồm cả những bộ vỏ tủ đồ sộ tới những chiếc đồng hồ trang trí để bàn. Bên cạnh chức năng hiện thị giờ, “đồng hồ thường trở thành một tài khoản ngân hàng” theo trích dẫn của chuyên gia Alexis McCrossen, tác giả của Marking Modern Times: A History of Clocks, Watches, and Other Timekeepers in American Life. “Nhận thức về đồng hồ như một khoản đầu tư hoặc đồ gia truyền vẫn còn phổ biến cho tới tận ngày nay”. Bởi vì những chiếc đồng hồ ban đầu chỉ có cơ chế kiếm tra giờ mà “không có bất kỳ tiêu chuẩn nào về thời gian đcho đến thế kỷ 19” nên trong xã hội nơi tháp đồng hồ vẫn đánh dấu nhịp sống của con người thì chức năng tốt nhất của đồng hồ bỏ túi vẫn là đầu tư vào của cải. Rút ra một chiếc đồng hồ bỏ túi bằng vàng để kiểm tra thời gian là một điều đáng tự hào.

Những chiếc đồng hồ bỏ túi từ cuối thế kỷ 17 tới đầu thế kỷ. Photo bởi Museum of London

Thời kỳ cách mạng công nghiệp

Khi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vào nửa cuối thế kỷ 18 mang đến cả cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp đồng hồ. Yếu tố “đúng giờ” thực sự trở nên quan trọng. Lịch trình xe lửa không thể hiểu được nếu thiếu thời gian biểu tiêu chuẩn, và sự thay đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động nhà máy đã đưa ra khái niệm về cảm giác thời gian và đồng hồ.

Khi thời gian trở thành một hàng hóa cần được đo lường và tận dụng, các nhà máy đã thúc đẩy công nhân tối đa hóa sản lượng và thi hành kỷ luật thời gian với mức phạt khắc nghiệt cho bất kỳ ai đến muộn. Các nhà máy có định hướng thời gian đã tìm cách tối đa năng suất trong mỗi phút, phong cách quản lý lao động theo nhiệm vụ được thay thế bằng khuôn phép và cơ giới hóa. Một số nhà máy thậm chí còn làm chậm thời gian để có thể kéo dài một ngày làm việc. Trong bài viết của mình, học giả David Landes nhận thấy rằng những hệ thống kỷ luật thời gian nghiêm ngặt này đã khiến nhiều công nhân coi nhà máy là một loại nhà tù, với chiếc đồng hồ là khóa, trở thành công cụ áp bức công nhân.

Những công nhân tại nhà máy IG Farben-Bayer, Leverkusen, Germany, 1928

Áp lực phải kỷ luật thời gian có thể được cảm nhận trong toàn xã hội trong những năm 1870 và 1880. Marking Modern Times lập luận rằng mặc dù sở hữu đồng hồ là để khẳng định địa vị xã hội, nhưng tại thời điểm đó thị trường secondhand đã đủ lớn để những người lao động nghèo và tay nghề thấp cũng có thể sở hữu những chiếc đồng hồ. Điều này cũng làm tăng sự phổ biến của đồng hồ.

Thay vì chủ yếu được nhìn thấy trên các tháp nhà thờ, ở thời điểm đó, đồng hồ bắt đầu xuất hiện ở những không gian công cộng, trang trí các nhà ga và hội trường nhà máy. Ngày càng nhiều người sở hữu đồng hồ bỏ túi hoặc trên cổ tay của họ. Nhu cầu này cũng thúc đẩy sự phát triển của các thợ chế tác đồng hồ lành nghề bậc thầy.

Dần trở thành thị hiếu đại chúng, chế tác đồng hồ phát triển hơn với sự cấp tiến của công nghệ. Trong thế kỷ 18 và 19, nhiều công ty lớn được thành lập và ngày càng có một vị trí cố định trong ngành đồng hồ. Phải kể đến những phát minh đột phá của Abraham-Louis Breguet với dây tóc Breguet 1975 và toubillon 1801, một trong những cột mốc huyền thoại trong sự nghiệp của Breguet cũng như đặt nền móng cho những thiết kế mỏng hơn và sớm đeo được trên cánh tay. Cũng có một số phát kiến trong thời kỳ này như Deadbeat escapement vào năm 1715, hay còn gọi là bộ thoát nhịp chết nhằm khắc phục hiện tượng giật ngược của bánh răng bên trong con hồi để nó chạy mượt mà hơn và tránh sai số, do đó mang lại độ chính xác cao. Bộ thoát lever, mặc dù được phát minh vào năm 1759 nhưng được cải thiện vào năm 1785, chủ yếu được sử dụng ở Anh khi các nhà chế tác đồng hồ Thụy Sĩ đang ưa chuộng các bộ thoát khí (cyliner escapement) cho đến cuối những năm 1800.

Chế tạo đồng hồ sau đó dần chuyển từ các xưởng nhỏ đến các xưởng sản xuất lớn hơn.

Thời đại sản xuất hàng loạt

Các nhà sản xuất đồng hồ châu Âu trong nhiều thế kỷ đã quen với việc chế tác đồng hồ bằng tay. Một số nơi có công cụ để chế tác in-house, trong khi những bên khác vẫn thuê bên ngoài các bộ phận cụ thể và sau đó lắp ráp chúng lại với nhau. Thậm chí đến cuối thế kỷ 19, quá trình này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào lao động chân tay.

Trong khi đó, công nghiệp hoá lại đang chiếm lấy lục địa Mỹ. Với những cải tiến về công nghệ trong thế kỷ 19, các nhà sản xuất cũng có thể phát triển hệ thống của riêng họ để sao chép các công cụ và máy móc. Sản xuất hàng loạt bắt đầu nở rộ ở Hoa Kỳ, chủ yếu ở Massachusetts và Connecticut. Vật liệu rẻ hơn cho phép sản xuất hàng loạt những chiếc đồng hồ bỏ túi lần đầu tiên cho những người có điều kiện kinh tế bình thường. Việc sản xuất hàng loạt này cũng mang lại một sự thay đổi khi từ khoảng năm 1860 trở đi, cơ chế lên cót chính được thay thế bằng cơ chế không cần chìa khoá. Điều này có nghĩa là chiếc đồng hồ bỏ túi được kích hoạt bằng cách xoay núm crown.

Sản xuất hàng loạt tại Công ty Walham Watch

Không mất nhiều thời gian để các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ chú ý đến cách mà người Mỹ đang sản xuất hàng loạt đồng hồ bỏ túi. Trước khi thế kỷ 20, một số máy móc đã tìm đường đến các nhà sản xuất Thụy Sĩ, mặc dù người Mỹ vẫn là người đi tiên phong. Thuỵ Sĩ đã phát triển bộ phận sản xuất hiệu quả hơn nhằm duy trì tính cạnh tranh trong một ngành công nghiệp luôn thay đổi.

ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được tạo ra vào năm 1812, một thiết kế dành riêng cho Nữ hoàng Naples, tuy nhiên, những chiếc đồng hồ như thế này đã từng được giới thiệu vào những năm 1570 nhưng dưới một cái tên khác, đồng hồ trên cánh tay (arm watches). Đồng hồ đeo tay lúc đó chủ yếu dành cho phụ nữ vì có thiên hướng dễ hư hỏng bởi các chi tiết cấu tạo. Đó cũng là lý do tại sao đàn ông lại chọn đeo đồng hồ bỏ túi nhiều hơn. Còn những chiếc đồng hồ đeo tay lại trở nên phổ biến cho nam giới trong quân đội. Năm 1880, Constant Girard, nghệ nhân làm đồng hồ người Thuỵ Sĩ ở thế kỷ 19, sở hữu nhà máy sản xuất Girard-Perregaux tại La Chaux de Fonds, đã sản xuất hàng loạt hai nghìn chiếc đồng hồ đeo tay cho các sĩ quan hải quân Đức. Phi công người Brazil, Alberto Santos-Dumont, lúc đó đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ cho phép anh có thể xem được thời gian trong khi vẫn giữ nguyên hai tay trên bảng điều khiển trong lúc bay. Anh đã tìm đến người bạn tốt Louis Cartier để tìm ra phương án. Cartier và thợ làm đồng hồ Edmond Jaeger đã phát triển chiếc đồng hồ đeo tay Santos, và cũng chính nhờ Santos-Dumont đeo nó trong các chuyến bay của mình mà phát minh này mới được biết đến rộng rãi.

Thế chiến thứ I

Trong Thế chiến thứ nhất, những binh lính luôn dùng những chiếc đồng hồ bỏ túi để theo dõi thời gian. Tuy nhiên, điều đó lại không khả dụng khi họ không thể mang tất cả các thiết bị cũng như giữ cho đôi tay được tự do. Sau đó, họ đã được tặng những chiếc đồng hồ được gọi là “trench watch”, chuyển tiếp từ đổng hồ bỏ túi nhưng ở phiên bản đeo trên cổ tay. Những tác phẩm đầu tiên này được chế tạo với bộ máy của đồng hồ bỏ túi, một số thương hiệu sẽ đặt núm crown ở hướng 12 giờ trong khi những bên khác thì chuyển sang hướng 3 giờ. Chúng được trang bị dây da và hoàn toàn phù hợp khi binh lính có những chuyển động mạnh như tấn công. Đồng hồ đeo tay đã trở thành một phần trong bộ dụng cụ sĩ quan cho mặt trận chiến tranh. Những người đàn ông đã mua đồng hồ của riêng họ thay vì được cung cấp bởi quân đội. Có rất nhiều quảng cáo được dán khắp nơi đã khiến mẫu đồng hồ đeo tay trở nên quen thuộc. Phải nói rằng, sau chiến tranh, đồng hồ đeo tay đã đạt được những vị thế nhất định, gợi mở những liên tưởng về sự dũng cảm của quân nhân.

Thời kỳ phát triển hiện đại

Có một số phát kiến hiện đại đã thực sự thay đổi diện mạo của đồng hồ đeo tay ở khắp mọi nơi. Vào năm 1930, đồng hồ bấm giờ đầu tiên được cấp bằng sáng chế bởi Công ty Breitling mặc dù phát minh này có thể là vào những năm 1770. Đồng hồ bấm giờ vừa có chức năng như stop watch vừa đo khoảng thời gian nhất định vừa mô tả sự thay đổi của dòng thời gian.

Tiếp đó là sự ra đời của đồng hồ điện tử vào những năm 1950. Những cỗ máy này có một bánh xe cân bằng được cung cấp năng lượng bởi cuộn điện từ, một sợi dây mỏng quấn quanh lõi kim loại tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Cơ thế này là điểm báo cho sự xuất hiện của đồng hồ thạch anh vào năm 1969, có nghĩa là tất cả các bộ phận chuyển động cơ học bị gỡ bỏ và thay thế bằng pin gọn hơn. Cũng do vậy, đồng hồ sẽ chống sốc hiệu quả hơn và có thể duy trì độ chính xác tốt mà không cần làm sạch hoặc bôi dầu. Đồng hồ thạch anh được điều khiển bởi một mạch chạy bằng pin chứ không phải lực chuyển động tự lên dây cót và sử dụng các bộ đếm kỹ thuật số thay vì một bánh răng thêm nhịp để theo dõi thời gian, điều này vẫn được tìm thấy trong các mẫu đồng hồ thạch anh ngày nay.

Tuy nhiên, đồng hồ cơ vẫn được sản xuất cho đến ngày nay và Thuỵ Sĩ trở thành thánh địa của ngành chế tác đồng hồ với những thương hiệu cao cấp. Nhiều chiếc được chế tạo thủ công và có các bề mặt được hoàn thiện đánh bóng bằng tay từ mặt số cho đến các ốc vít nhỏ nhất. Việc sản xuất những chiếc đồng hồ như thế này đòi hỏi hay nghề cao và am hiểu sâu về kỹ thuật. Do đó, những chiếc đồng hồ cơ là một hình thức nghệ thuật thực sự mà giới sưu tầm đồng hồ cao cấp vẫn luôn khao khát và săn đón.

TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ

Khi nhắc đến bạc, thép không gỉ và vàng đều là những vật liệu chế tác đồng hồ phổ biến, thì các công ty đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng titan và sợi carbon cũng như nhôm và bạch kim trong thiết kế vỏ. Trong những năm gần đây, đồng hồ đã được chế tạo với các vật liệu công nghệ cao hơn bao gồm cả silicon và ceramic. Những vật liệu này không chỉ được tìm thấy ở bộ vỏ mà còn dùng đế chế tác các bộ chuyển động.

Đồng hồ luôn đi đôi với công nghệ và điều này đã được minh chứng trong vài thập kỷ qua với sự ra đời của đồng hồ thạch anh và đồng hồ điện. Gần đây nhất, sự phát triển về công nghệ trong ngành công nghiệp máy tính và điện thoại di động đã cho phép các công ty đã thử nghiệm chiếc đồng hồ thông minh. Nhiều thương hiệu đồng hồ xa xỉ hiện đang phát triển công nghệ thông minh của riêng họ.

Còn những chiếc đồng hồ cơ đã từng suýt “bị khai tử” với cơn sốt đồng hồ thạch anh nhưng đã được tái sinh một lẫn nữa vào cuộc sống. Ngay cả khi công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì đồng hồ cơ vẫn tồn tại. Đó là nghệ thuật, nét đẹp thực thụ trong sản xuất và cải tiến cơ học của những chiếc đồng hồ mà mọi người bị thu hút. Điều này được minh chứng trong thế giới sưu tầm đồng hồ, những người luôn nỗ lực lưu giữ những chiếc đồng hồ cơ từ cổ điển đến hiện đại trước sự thúc đẩy của công nghệ.

The Hour Glass S&S tự hào là nhà bán lẻ chính hãng các sản phẩm của các thương hiệu Hublot, Audemars Piguet, MB&F, Franck Muller, Tudor tại Việt Nam.


Tại Hà Nội:
THE HOUR GLASS S&S
Sofitel Metropole – 15 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : (+84) 24 3715 1279
Hotline: (+84) 944 46 5555

Tại Tp. Hồ Chí Minh:
THE HOUR GLASS S&S
Union Square – 116 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (+84) 28 3821 6848
Hotline: (+84) 28 6682 0565

___

Các tin bài liên quan: 

Audemars Piguet [Re]master01 Chronograph – Tái hiện quá khứ bằng kĩ nghệ truyền thống và công nghệ đương đại

Audemars Piguet Royal Oak Offshore – cột mốc khai sinh khái niệm đồng hồ thể thao đích thực

Khám phá kiệt tác cơ khí Audemars Piguet Royal Oak Tourbillon Extra-Thin

Code 11.59 by Audemars Piguet – Hãy luôn là kẻ đến sớm trong cuộc đua

Audemars Piguet chinh phục phái đẹp với sự kết hợp giữa nghệ thuật cơ khí và nét thẩm mỹ từ Millenary

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer