Tin tức
Chuyên sâu
Audemars Piguet Calibre 4400 – Trái tim của bộ sưu tập đầy tham vọng Code 11.59
05/08/2020

Trong suốt 20 năm qua, Audemars Piguet đã không trình làng một sản phẩm tầm cỡ nào cho đến khi bộ sưu tập Code 11.59 ra đời. Đây có thể coi là một cột mốc quan trọng đối với hành trình phát triển của thương hiệu. Hơn thế nữa, buổi ra mắt bộ sưu tập Code 11.59 cũng là cơ hội hoàn hảo để Audemars Piguet giới thiệu một dự án ấp ủ đã lâu: Calibre 4400, một cỗ máy chronograph tích hợp hoàn toàn, được chính Audemars Piguet sản xuất in-house. Đây là một bước tiến không hề nhỏ dành cho bộ sưu tập đầy tham vọng bởi chronograph vốn cực kì phức tạp để phát triển.


Cho đến thời điểm hiện tại, Audemars Piguet đã từng sản xuất một số bộ chuyển động Chronograph cao cấp tại chính xưởng sản xuất APRP tại Le Locle. Tuy nhiên, trong thời gian trước đây, thương hiệu thường chủ yếu dựa vào các bộ máy gia công bên ngoài, chẳng hạn như phần tích hợp cùng cỗ máy nền tảng FP1185, hay là mô-đun Dubois-Depraz được thêm vào bộ chuyển động Calibre 3120. Cuối cùng, sau thời gian chờ đợi khá dài, một cỗ máy Chronograph tích hợp hoàn toàn đã chính thức được Audemars Piguet giới thiệu làm hài lòng sự mong mỏi, chờ đợi mấy lâu nay của giới yêu thích những chiếc đồng hồ xa xỉ đến từ thương hiệu 140 năm tuổi này.

Calibre 4400 đã được những kỹ sư, nghệ nhân nhà Audemars Piguet nghiên cứu và chế tác trong vòng 5 năm nhằm cho ra đời một cỗ máy Chronograph không chỉ cao cấp, hiện đại mà còn tập trung hoàn toàn vào đặc tính và hiệu năng thực hiện cùng với rất nhiều những thông số kỹ thuật khắt khe nhằm đảo bảo quy trình vận hành không sai sót. Công cuộc nghiên cứu và phát triển bắt đầu chỉ vài tháng sau khi Francois-Henry Bennahmias được bổ nhiệm làm CEO của thương thiệu. Vào năm 2013, Bennahmias đã tập hợp sản phẩm của mình cùng bộ phận sản xuất, theo nghĩa đen là “nhốt” họ trong một căn phòng họp và tuyên bố rằng: “không ai được phép rời đi cho đến khi chúng ta thống nhất với nhau về phương án chủ chốt cũng như vạch định nền tảng cho việc phát triển một bộ chuyển động chronograph mới”

Thực hiện nhiệm vụ này, Audemars Piguet đã phát triển không chỉ một mà đến hai bộ chuyển động, cả hai đều có đường kính 32mm đường kính và cùng thuộc gia đình bộ sưu tập Code: trong khi AP 4300 là một bộ chuyển động automatic cơ bản – được sử dụng với phiên bản AP 4302 thì AP 4400 là cỗ máy automatic với chức năng chronograph flyback tích hợp – được tìm thấy trong phiên bản AP4401.

Thông thường, cả hai bộ chuyển động sẽ có nhiều điểm tương đồng và chia sẻ chung một số thành phần cấu tạo. Chẳng hạn như sử dụng chung hộp cót, bộ điều chỉnh regulator và nhiều thành phần cấu tạo của bộ bánh răng truyền động. Diện mạo và thiết kế truyền thống cũng được Audemars Piguet giữ lại như những phiên bản Calibre trước đó, nhất là thiết kế riêng biệt của phần cầu nối.

Độ chính xác trong bấm giờ là yếu tố quyết định để hình thành nên hai bộ chuyển động này. Nhằm tăng cường tính ổn định cho bộ máy, Audemars Piguet đã chọn lựa một cầu nối ngang (transversal balance bridge) thay vì sử dụng vành cân bằng (balance cock). Bên cạnh đó, trên mỗi mặt đều có một ốc vít để điều chỉnh độ dao động cũng như rung lắc của bánh xe cân bằng. Một bộ dao động sẽ gõ 28,800 nhịp trong một giờ. Quán tính của bánh xe cân bằng lớn đạt 12.5mg/cm­2 để tạo ra sự ổn định ở mức tối ưu. Ngoài ra, hộp cót có ký thước lớn nhằm đảm bảo sự dự trữ năng lượng lên tới 70 tiếng và cơ chế lên cót hai chiều nhờ 2 ổ bi có thể xoay ngược, một hệ thống tương ứng cũng được sử dụng trong bộ máy AP 4101 của Audemars Piguet.

Nếu núm crown vận hành theo phương thức truyền thống (tức là nấc thứ 1 để lên dây cót thủ công, nấc thứ 2 để điều chỉnh ngày và vị trí thử 3 để chỉnh giờ) thì sự trang bị một bánh răng giao động cho phép điều khiển sự chọn lựa chức năng là một giải pháp hết sức thông minh. Khi núm crown được kéo ra, một bánh xe (nằm dốc lên) sẽ dịch chuyển và tác động vào bánh răng chỉnh ngày hoặc chỉnh giờ. Cơ chế này sẽ giúp tránh được bất kì sự rung lắc nào khi đưa núm crown trở về vị trí cũ.

Những chi tiết tinh xảo trong bộ chuyển động Calibre 4400

Bộ chuyển động Chronograph 4400 với đường kính to (32mm) là một thiết kế cao cấp, hiện đại và được một tích hợp hoàn toàn hệ thống bánh răng cột theo phương nằm dọc để đảm bảo tính chính xác tối đa khi khởi động và kết thúc tính năng Chronograph. Có thể nói Calibre 4400 là cỗ máy luôn đặt hiệu suất và khả năng sử dụng vào trọng tâm.

Khớp nối là một giải pháp có để tìm thấy ở hầu hết các bộ chronograph hiện đại, một bộ ly hợp dọc có khả năng giữ độ chính xác một cách tuyệt đối khi khởi động và kết thúc chức năng bấm giờ. Đúng như tên gọi của nó, việc liên kết giữa cơ chế chronograph với các bánh răng điều chỉnh giờ được thiết lập theo chiều dọc và sử dụng lực ma sát, tương tự những hệ thống được sử dụng trên ô tô. Ưu điểm của nguyên lí ly hợp dọc này là sẽ không cần đến sự góp mặt của bánh răng để giữ và thả lực, do vậy, loại bỏ hoàn toàn trường hợp có thể làm cho kim giây chronograph bị nhảy giật nếu phần răng bị hỏng.

Khi dừng chức năng bấm giờ có nghĩa là bạn đã tách rời toàn bộ bánh răng ra khỏi cơ chế chronograph. Cùng lúc đó, hệ thống phanh sẽ hãm kim giờ và phút của chronograph dừng lại trong khi kim giây sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế ma sát.

Chu kỳ Start-Stop-Reset, một trong những điểm thu hút sự chú ý đầu tiên về bộ chuyển động 4400 này là bộ ba cặp búa cùng với búa lò xo. Bộ búa này có trách nhiệm thiết lập lại vị trí ban đầu cho kim bấm giờ. Khi bộ phanh được đẩy cao lên, những chiếc búa nằm lên trên bộ phận lẫy xoay (cams) hình trái tim cho đến khi chúng nằm lên trên 2 vai của hình trái tim và giữ chắc bộ cams này.

Ba chiếc búa lò xo gần như giống hệt nhau và được đặt liền kề cạnh nhau không chỉ giúp cho chức năng hoạt động nhuần nhuyễn và dứt khoát mà còn đem tới cho người xem một kiến trúc cơ học tinh xảo trong bộ chuyển động này.

Bên cạnh đó, chức năng Chronograph Flyback trong bộ chuyển động AP 4400 là cơ chế cho phép trở về vạch số 0 và khởi động lại ngay lập tức chỉ với một nút nhấn. Chức năng này giúp chủ nhân có thể thao tác đặt lại chu kỳ bấm giờ liên tục mà không cần phải nhấn 3 lần theo vòng lặp Start-Stop-Reset. Điều đó cũng có nghĩa là tăng thêm sự phức tạp cho cỗ máy khi thao tác lại mà không làm gián đoạn bất kỳ phần nào cũng như các búa gõ sau đó cần phải tách rời để bắt đầu lại chức năng bấm giờ.

Cuối cùng là về trang trí và hoàn thiện cho cỗ máy Calibre 4400. Bề mặt của cỗ máy được chải satin dọc và chải xoáy đồng tâm, hiện diện trên cả hai mặt của cầu nối, thậm chí trên cả những bề mặt bị che khuất. Những cầu nối với vát góc rộng được đánh bóng tráng gương hoàn hảo tăng thêm độ tương phản tạo nên một tổng thể lấp lánh, mượt mà. Phần chạm trổ có tông màu gold. Con văng lên cót được làm từ vàng khối 22k, điểm xuyết logo của Audemars Piguet, là bộ phận với sự sắp đặt lộ cơ giúp chủ nhân có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bộ chuyển động.

Cỗ máy Calibre 4400 là sự nghiên cứu kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ thể hiện tài năng của những nghệ nhân bậc thầy nhà Audemars Piguet. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sức hút của bộ sưu tập Code 11.59.

The Hour Glass S&S tự hào là nhà phân phối chính hãng thương hiệu Audemars Piguet tại Việt Nam.


𝐀𝐮𝐝𝐞𝐦𝐚𝐫𝐬 𝐏𝐢𝐠𝐮𝐞𝐭 𝐛𝐲 𝐓𝐡𝐞 𝐇𝐨𝐮𝐫 𝐆𝐥𝐚𝐬𝐬 𝐒&𝐒
Union Square Shopping Center, 171 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0283 620 8787
Giờ mở cửa: 9:00 am – 10:00 pm từ thứ Hai đến Chủ Nhật

_____

Các tin bài khác:

Audemars Piguet [Re]master01 Chronograph – Tái hiện quá khứ bằng kĩ nghệ truyền thống và công nghệ đương đại

Audemars Piguet Royal Oak Offshore – cột mốc khai sinh khái niệm đồng hồ thể thao đích thực

Khám phá kiệt tác cơ khí Audemars Piguet Royal Oak Tourbillon Extra-Thin

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer