Tin tức
Ảnh đẹp
Biên niên sử Baccarat: Trung Đông – bản hoà ca của sắc màu trù phú
06/04/2023

Từ đế quốc Ottoman cho đến vương triều Nhật Bản, từ Trung Quốc đến Siam rồi cho đến Singapore, ánh sáng của pha lê Baccarat như là một thứ ngôn ngữ chung mà ta đều có thể hiểu và cảm nhận được. Trong đó, vùng đất Trung Đông trù phú có thể xem là nơi lưu giữ những con chữ lấp lánh của thương hiệu bằng những tác phẩm nghệ thuật sinh động, những cổ đèn chùm khổng lồ được mang vào những không gian sống vào cuối thế kỷ 19.


Đế chế Ottoman và những trang sử hào hùng.

Đế quốc Ottoman còn được gọi là Đế quốc Osman, là một Đế quốc trải rộng xuyên suốt Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi từ thế kỷ 14 cho tới đầu thế kỷ 20. Đế quốc được hình thành từ thành phố Söğüt ở phía Tây Bắc của bán đảo Tiểu Á vào thế kỷ 13 bởi bộ tộc những người Turkoman dưới sự lãnh đạo của Osman I. Năm 1354, họ tiến vào châu Âu, thâu tóm toàn bộ vùng Balkan. Sau đó, họ chấm dứt sự tồn tại của Đế quốc Byzantine sau khi sultan Mehmed II chinh phục Constantinopolis.

Ottoman đạt cực thịnh về chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội và khoa học dưới sự trị vì của Suleiman Đại đế. Tới thế kỷ 17, đế quốc bao gồm 32 tỉnh và các vùng chư hầu. Một số vùng được sáp nhập vào đế quốc, số khác được trao quyền tự trị. Thành phố Constantinople (nay là Istanbul) được chọn là Thủ đô bao quát toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, biến đây thành nơi giao thương quan trọng nhất giữa hai lục địa Á–Âu.

Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam châu Âu bờ bắc Địa Trung Hải, cả bờ biển bắc châu Phi cho đến Maroc phía nam Địa Trung Hải. Trong thế kỷ XVII, Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ Pháp. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, România, Nam Tư (sau này phân làm 5 nước độc lập), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga.

Sự giao thoa của các nền văn hoá và niềm đam mê với ánh sáng tinh khiết.

Tranh họa khu vực triễn lãm Universal Expositions vào năm 1867, sự kiện tập trung các tinh hoa và những phát minh tân tiến nhất tại Pháp lúc bấy giờ.

 Tại triển lãm Universal Expositions vào năm 1867 và năm 1878, Sultan (Quốc vương) Abdulaziz của đế quốc Ottoman đã có dịp đến thăm từng khu trưng bày với những phát minh tân tiến nhất và những tác phẩm được chế tác kỳ công nhất đến từ nhiều ban ngành khác nhau tại Pháp. Tuy nhiên, ánh sáng nhiệm màu và sự tinh khiết hoàn mỹ từ các tinh thể pha lê Baccarat đã quyến rũ và lôi cuốn sự chú ý của ông. Từ đó, những tác phẩm nghệ thuật trưng bày Baccarat đã tìm thấy cho mình một lời mời, một lối đi riêng để hiện hữu trong những cung điện hùng vĩ xa hoa ngoài lãnh thổ của Pháp.

Sultan Abdulaziz, vị quốc vương đầu tiên thực hiện chuyến công du đến Châu Âu.

 Vào thời điểm này, Baccarat đã bắt đầu sử dụng những nguồn cảm hứng đến từ kỹ nghệ tráng men lên gốm sứ từ nền văn hoá Syrian và Ai cập, để tạo nên những tác phẩm độc bản của riêng mình. Sau chuyến công du, Sultan Abdulaziz đã đặt mua cơ số đèn chùm và chúc đài trong các danh mục tác phẩm pha lê tinh khiết và pha lê màu, cũng như các tác phẩm bàn ăn và lọ hoa dành cho việc trưng bày trong cung điện của mình tại quê nhà.

Tác phẩm chúc đài  “Coupe CDC 53” với 18 nhành đèn, là sự hoà quyện giữa pha lê tinh khiết, pha lê đỏ, pha lê emerald, và đá opal trắng tại cung điện Beylerbeyi, chế tác vào năm 1850.

Tác phẩm “Narghile” được Baccarat chế tác vào năm 1883 với những thiết kế phức tạp được chế tác dành riêng cho vương triều Ottoman trong những năm quan hệ gắn bó cùng với thương hiệu.

Những loại nguyên liệu quý hiếm như đá Opal cũng được đặc biệt sử dụng trên các tác phẩm bình bởi các nghệ nhân Baccarat, hiện được trưng bày trong cung điện Dolmabahce.

Những tác phẩm đèn theo phong cách Mosque đặc trưng của Hồi Giáo đã sớm thắp sáng không gian tại “Oriental Hall” của cửa hàng Baccarat toạ lạc trên đường Paradis. Các sắc màu Đia Trung Hải tươi mới và sinh động được khéo léo sử dụng và phối hoà cùng với nhau để tạo ra thứ ngôn ngữ của nghệ thuật vượt thời gian, chạm đến từng xúc cảm và vỗ về được tâm hồn chất chứa bên trong mỗi cá thể. Kỹ nghệ chế tác trên cũng là tiền đề cho sự phát triển của kỹ thuật tạo tác trên bề mặt. Trong đó, tiêu biểu nhất là kỹ thuật chạm khắc acid trên bề mặt pha lê được phát triển bởi nghệ nhân M.L.Kesler. Chúng mở ra một cách cổng đến với thế giới của xúc cảm, của những đường nét mềm mại trên bề mặt cứng cáp. Thổi vào “linh hồn” và bản ngã của những nghệ nhân trong mỗi tác phẩm.

Những tạo tác dành cho đế quốc Ottoman đánh dấu sự tinh tế, thịnh vượng, và phồn vinh của một thể chế mà chỉ có Baccarat mới có thể truyền tải được. Từ tác phẩm ấm và ly “Turkish Mocha” được chế tác vào năm 1878 cho đến những chúc đài khổng lồ được vinh dự khắc quốc huy bán hình bán nguyệt, được bảo chứng bởi Sultan Abdulaziz trong chuyến ghé thăm triển lãm Universal Exposition của mình vào năm 1867.

Lối kiến trúc và thẩm mỹ độc đáo theo phong cách Baroque, Rococo và tân cổ điển, pha trộn với kiến trúc truyền thống Ottoman trên cổng Tây của cung điện Dolmabahce.

Cung điện Dolmabahce nhìn từ hướng vịnh Bosphorus, là cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Nó có diện tích 45.000 m 2 (11,2 ha), và có 285 căn phòng, 46 hội trường, 6 phòng tắm và 68 nhà vệ sinh.

Bản trường ca của Baccarat như được vang vọng hơn cả bên trong những đại điện vùng Địa Trung Hải, với nền văn hoá Ả Rập phồn vinh và những kiến trúc hùng vĩ in dấu trên dòng chảy của thời gian. Tại trái tim của cung điện Dolmabahce, nơi mỗi năm có hơn một triệu lượt khách tham quan, ánh sáng từ những cổ đèn pha lê to lớn đến mức choáng ngợp vẫn trường tồn rực sáng. Mang đến một hơi thở, một nhịp đập bên trong khối kiến trúc to lớn ấy. Chúng len lỏi đến từng ngóc ngách trong cung điện bởi những lăng trụ pha lê chạy dọc cầu thang, khung gương, và những chúc đài.

Tác phẩm đèn chùm Baccarat tại sảnh lớn, ước tính có mười bốn tấn vàng dưới dạng vàng lá được sử dụng để dán trần của toàn bộ cung điện.

Tại trung tâm của cung điện chính là cỗ đèn chùm Baccarat, một món quà từ Nữ hoàng Victoria, có tất cả 750 đèn và khối lượng lên tới 4,5 tấn. 

Những chân cầu thang được bao bọc bởi tinh thể pha lê Baccarat, làm cho không gian ngập tràn bởi những ánh sáng nhiệm màu.

Đế quốc Otttoman cũng là một trong những khách hàng sở hữu bộ sưu tập các tác phẩm đèn chùm Baccarat ấn tượng nhất. Với cung điện Beylerbeyi tại Istanbul, cung điện mùa hè của các sultans, được thắp sáng với ba mươi mốt cỗ đèn chùm, hai mươi chúc đài, và vô số các tác phẩm điêu khắc như một lời bảo chứng cho sự phồn vinh và trù phú tại vùng đất Nghìn lẻ một đêm này. Nơi đặt cung điện là một địa điểm lịch sử và được sử dụng làm khu định cư bắt nguồn từ thời Byzantine. Có một khu rừng ở khu vực này, được gọi là Vườn Crosswinds, trong thời kỳ Byzantine. Người ta nói rằng khu vực này được gọi là Istavroz (Stavroz) vì cây thánh giá vĩ đại được Constantine II dựng lên trong thời kỳ Byzantine.

Nằm ngay dưới cầu Bosphorus, phía bờ châu Á, tại khu phố Beylerbeyi, cung điện Beylerbeyi được xây dựng từ năm 1863-65, là nơi ở vào mùa hè của các vị vua Ottoman. Kiến trúc và nội thất là sự pha trộn giữa thiết kế và trang trí của Ottoman và phương Tây, cũng như nội thất châu Âu thế kỷ 19.

Sảnh đón khách của cung điện được thắp sáng bởi đèn chùm Baccarat cùng với 4 chúc đài, phối trộn giữa pha lê đỏ, pha lê tinh khiết, và đá emeral. 

Sắc màu của nội thất cũng được hoà quyện cùng với những sắc màu  tinh thể pha lê Baccarat. Tạo nên sự nhất quán tổng thể cho những yếu tố nội thất bên trong.

Cung điện có ba lối vào, sáu phòng lớn và 26 phòng nhỏ hơn diện tích 3000 mét vuông bao gồm tòa nhà chính và các các tòa nhà bổ sung.

Trong thế kỷ 19, tòa nhà cung điện kiên cố được xây dựng theo lệnh của Sultan Mahmut II. Sau đó, tòa nhà đã bị thiệt hại năng do một vụ hỏa hoạn lớn và Sultan Abdülaziz đã cho phá hủy hoàn toàn tòa nhà và xây dựng lại một cung điện tại đó.

Sàn nhà được trải thảm cói nhập từ Ai Cập cũng những tấm thảm lớn nặng tới vài trăm ki-lô-gam. Tạo nên một vẻ đẹp kiến trúc, nội thất hài hoà giữa đèn chùm pha lê Baccarat, đồng hồ Pháp và bình sứ Yıldız của Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những chuông đèn được làm bằng đá emeral hoà quyện một cách hoàn hảo cùng với pha lê tinh khiết, minh chứng cho một sự vương giả của một đế quốc. Tại đây, ta có thể dễ dàng nhận ra được những chuỗi primes-à-dard đặc trưng của Baccarat, và phần ốp với các nét gợn sóng toả ra như vầng hào quang sau này có thể tìm thấy tại cỗ đèn Paris của Baccarat. 


S&S Group là nhà phân phối chính hãng thương hiệu Baccarat tại Việt Nam

Baccarat Boutique Hà Nội
Số 9 Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 024 73 027 027

Baccarat Boutique Việt Nam
Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: +84 965 968 695

Khám phá thế giới Baccarat tại: https://bit.ly/3SHTbBR

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Bài viết liên quan
S&S Group newsletter



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Chúng tôi sẵn lòng lắng nghe mọi ý kiến từ bạn!

Created with Visual Composer