Frieze Masters là sân chơi uy tín của nghệ thuật đương đại và cổ điển hàng đầu thế giới còn Richard Mille là một trong những nhà cách mạng tiên phong tái định hình ngành chế tác đồng hồ truyền thống từ năm 2001 trở lại đây. Richard Mille và Frieze Master vừa chính thức thông báo sự hợp tác bắt đầu từ năm nay.
Về triển lãm nghệ thuật Boilerplate Frieze
Ban đầu là một tạp chí về nghệ thuật đương đại và văn hoá, được thành lập năm 1991 bởi Matthew Slotover và Amanda Sharp. Tạo lập được uy tín và trở thành tạp chí quốc tế trong lĩnh vực này, năm 2003, Sharp và Slotover đã ra mắt hội chợ nghệ thuật Frieze London, diễn ra thường niên vào tháng 10 tại Công viên Regent, Luân Đôn. Vào năm 2012, họ ra mắt Frieze New York, diễn ra vào tháng 5 hàng năm tại Randall’s Island Park và triển lãm Frieze Masters cũng vào tháng 10 thường niên dành riêng cho nghệ thuật từ cổ đại đến hiện đại.
Vào năm 2018, Frieze tiếp tục ra mắt Frieze Los Angeles, sẽ mở cửa từ ngày 14-17 tháng 2 năm 2019 tại Paramount Pictures Studios, Los Angeles. Có thể nói rằng Frieze là nền tảng hàng đầu thế giới về nghệ thuật hiện đại và đương đại, nơi quy tụ các học giả, giới mộ điệu, nhà sưu tầm và cả công chúng yêu nghệ thuật nói chung. Mặc dù được sinh ra để bán các tác phẩm nghệ thuật, các triển lãm trong quy mô của Frieze đã trở thành sự kiện văn hoá đón tiếp trung bình mỗi sự kiện khoảng 68,000 khán giả tới chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật. Tại đây các nghệ sĩ còn trực tiếp giới thiệu và tổ chức các buổi thuyết trình về tác phẩm của mình.
Cái tên Frieze bao gồm 3 tạp chí về nghệ thuật: Frieze, Masters Magazine, Frieze Week và bốn hội chợ nghệ thuật quốc tế: Frieze London, Frieze Masters, Frieze New York và Frieze Los Angeles. Bên cạnh đó, Frieze còn tổ chức một loạt các khóa học đặc biệt tại Frieze Academy London.
Lý tưởng của Richard Mille là luôn tập trung gỉai phóng đồng hồ đeo tay khỏi vai trò chỉ giờ thông thường và khai thác tiềm năng thị giác bằng cách đưa những cỗ máy thời gian vào thế giới của thiết kế, nghệ thuật, điêu khắc và kiến trúc.
Chia sẻ sự ủng hộ với những cột mốc quan trọng của nghệ thuật từ cổ điển tới đương đại và hoạt động đầy sức sống này, đây là lần đầu tiên Richard Mille tham gia Frieze Masters tại Vương Quốc Anh. Triển lãm được tổ chức với quy mô của một viện bảo tàng, với nhiều đại diện từ nhiều lĩnh vực nghệ thuật trong đó có cả những cỗ máy cơ khí chỉ thời gian độc đáo và hiếm có nhất, một số đã không còn bán hay sản xuất trên thị trường nữa mà chỉ có thể bắt gặp trong các bộ sưu tập cá nhân.
Do đó tiêu chí thiết kế của những chiếc Richard Mille là tận dụng tối đa hình khối và không gian ba chiều, từ bộ vỏ cho tới cỗ máy. Tính thẩm mĩ được kiện toàn trong mọi chi tiết, từ các bộ phận cơ học thiết yếu cho tới tổng thể. ‘Tất nhiên, một chiếc đồng hồ điều cơ bản nhất là phải chỉ giờ chính xác nhưng không có lý gì mà chúng không nên hấp dẫn và đa chiều trong cách biểu đạt, từ trong ra ngoài, giống như một tác phẩm nghệ thuật vậy, chứa đựng tầng tầng lớp lớp những ý niệm phức tạp và mỗi người xem có một cách cảm nhận khác nhau. Quá trình thiết kế một chiếc đồng hồ không xa lạ gì với việc tạo nên các tác phẩm nghệ thuật, thế giới đa dạng được mở ra trong một diện tích hạn hẹp chỉ vài centimet vuông.” – ngài Richard Mille chia sẻ.
RM 68-01 là câu trả lời cho mong muốn cháy bỏng của Richard Mille: đó là khát khao kết hợp nghệ thuật đương đại vào bên trong một chiếc đồng hồ. Quả thực vậy, bộ máy Tourbillon này không chỉ đơn thuần là một cỗ máy thời gian, mà đó còn là một tấm vải được thêu dệt nên bởi niềm cảm hứng và sự sáng tạo vô hạn của nghệ sĩ đường phố Cyril Kongo.
Từ triết lý đó trước đây Richard Mille đã từng hợp tác với nghệ sĩ đường phố gốc Việt Cyril Phan, (nghệ danh Kongo) trong nhiều tháng nghiên cứu và thử nghiệm ra những công cụ siêu nhỏ để đưa nghệ thuật đường phố lên một tác phẩm cơ học đương đại, RM 68-01 Tourbillon. Toàn bộ mặt trước và mặt sau của bộ chuyển động bao phủ bởi những vệt sơn đầy ngẫu hứng với sắc màu giống như cầu vồng. Và cỗ máy cơ học đầy màu sắc này chuyển động liên tục nên bản than RM68-01 trở thành một bức tranh động học, liên tục biến hoá dù vẫn đếm giờ một cách chính xác. Ý tưởng này này bắt đầu từ mong muốn nắm bắt thẩm mĩ đương đại của Richard Mille kết hợp với nghệ sĩ tài hoa Kongo trong một quá trình phức tạp khi mà người nghệ sĩ quen vẽ những tấm toan hay bức tường, toà nhà, căn hộ lớn giờ phải đối mặt với thử thách của một bức vẽ siêu nhỏ. Chính sự độc đáo này đã đưa chiếc đồng hồ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Sự kết hợp giữa kĩ thuật cơ khí đương đại và nghệ thuật thị giác đã đem tới cho ngành đồng hồ của thế kỷ 21 một cỗ máy thời gian có một không hai. Chính vì vậy RM 68-01 Cyril Kongo chỉ được sản xuất giới hạn 30 chiếc với 30 bản Graffiti phối màu khác nhau.
Chiếc RM 68-01 Cyril Kongo Phan sẽ được trưng bày cùng với một số tác phẩm ấn tượng khác từ Richard Mille, trong đó có bộ đôi đồng hồ RM52-01 cùng RM 069 tại triển lãm Friezer Master tháng 10 tới.
Chiếc đồng hồ RM 052 Tourbillon Skull cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc kết hợp giữa nghệ thuật với các cỗ máy cơ khí của Richard Mille.
RM 069 Erotic Tourbillon, với đúng tên gọi như lời khẳng định về niềm khát khao sáng tạo, hé lộ những ý tưởng bí ẩn được chôn dấu kĩ sau mọi ánh hào quang. Tinh nghịch và trang nhã, kiệt tác thời gian này chắc chắn sẽ mang lại niềm thích thú, đồng thời kích thích khoái cảm tới người sở hữu nó.
Là một phần của Richard Mille Group, nhà xuất bản Paris Cercle d’Art – đơn vị xuất bản cho Pablo Picassco và nhiều tên tuổi vĩ đại khác của thế giới nghệ thuật thế kỉ 20, sẽ phụ trách phát hành tất cả các sách, tạp chí và tài liệu in khác của Richard Mille. Đây cũng là dấu mốc thú vị khi Cercle d’Art kết nối Richard Mille – những chiếc đồng hồ đại diện tầm nhìn của thế kỉ 21 với một trong những thời kỳ thú vị nhất trong nghệ thuật hiện đại.
Richard Mille Boutique
Sofitel Metropole Hotel, 56 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (0084) 24 3266 9356